Các nhà khoa học đã phân tích từ 1,44 triệu người đã từng tham gia các cuộc nghiên cứu được thực hiện trước đó ở Mỹ, Châu Âu và Châu Á về dinh dưỡng trong việc giảm nguy cơ ung thư phổi.
- 7 dấu hiệu ung thư máu ở người lớn rất dễ bị bỏ qua
- 8 loại rau củ 'hàng đầu' chống lại ung thư cực tốt nhưng rất ít người biết
Tiêu thụ chất xơ và probiotic qua thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Ung thư JAMA, tiêu thụ chất xơ và probiotic thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi hiệu quả.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi Trung tâm Y tế Trường Đại học Vanderbilt, Nashville, Mỹ đã phát hiện nếu thường xuyên tiêu thụ chất xơ, probiotics có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Các nhà khoa học đã phân tích từ 1,44 triệu người đã từng tham gia các cuộc nghiên cứu được thực hiện trước đó ở Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Và kết quả cho thấy, những ai thường xuyên tiêu thụ chất xơ và sữa chua có thể giảm từ 15-19% bị ung thư phổi.
Probiotic là những vi khuẩn hoặc nấm men khi được đưa vào cơ thể sẽ có nhiều tác động tích cực không chỉ với hệ tiêu hóa. Tác dụng của probiotic trong hệ tiêu hóa ngăn chặn khả năng bám dính của tác nhân gây bệnh và giảm lượng chất độc của chúng trên biểu mô ruột. Probiotic có nhiều nhất trong sữa chua và các loại men vi sinh.
Ngoài ra, tiêu thụ số lượng lớn sữa chua và chất xơ sẽ làm giảm 33% mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Các nhà khoa học cho rằng tính chống viêm trong các chất dinh dưỡng này có thể làm giảm khả năng bị ung thư phổi.
Theo Tiến sĩ Jae Jeong Yang tại trường Đại học Y Vanderbilt và cũng là tác giả của cuộc nghiên cứu cho biết prebiotic, probiotic, chất xơ có thể cải thiện vi khuẩn có lợi trong ruột và nó có thể làm giảm viêm giúp chống lại tác nhân gây ung thư phổi.
Những loại thực phẩm giàu chất xơ và probiotics
Các chuyên gia chia sẻ, phụ nữ nên tiêu thụ 25 gram chất xơ mỗi ngày và lượng chất xơ cần thiết cho nam giới là 38 gram/ngày.
Một số thực phẩm giàu chất xơ bạn nên ăn đó là:
- 1 cốc quả mâm xôi chứa 8 gram chất xơ
- 1 cốc bông cải xanh đã nấu chín có 5 gram chất xơ
- 1 quả táo (cả vỏ) chứa 4,5 gram chất xơ
- 1 củ khoai tây nướng (cả vỏ) chứa 4 gram chất xơ
Trong khi đó, chất probiotic thường gặp là Lactobacillus và Bifidobacterium và bạn nên tiêu thụ chất probiotic chứa khoảng 25 triệu CFUs (đơn vị hình thành khuẩn lạc). Hệ vi khuẩn đường ruột của chúng ta chứa hàng tỷ vi sinh vật nặng khoảng 2kg.
Một số thực phẩm giàu probiotics bạn nên ăn đó là sữa chua, nấm kefir, dưa cải Đức, nấm thủy sâm, kim chi, canh miso.