Chúng ta vẫn tránh ăn vải vì sợ nóng mà không hay biết trong loại quả này đem lại nhiều lợi ích sức khỏe và làm đẹp. Thực ra điều này chỉ là do bạn đang ăn vải chưa đúng cách.
- 7 ngày siết mỡ bụng để sexy theo HLV Hana Giang Anh: Những bài tập và chế độ ăn uống trong ngày thứ hai
- Thời điểm thi Đại học sắp diễn ra, sĩ tử nên cẩn thận với 5 vấn đề sức khỏe này
Sắc đẹp khiến cho "Chim sa cá lặn", "hoa nhường nguyệt thẹn" của tứ đại mỹ nhân Trung Quốc từ xưa tới nay luôn được người đời không ngớt lời ca ngợi. Một trong những mỹ nhân ấy chính là Dương Qúy Phi. Nhưng bạn có biết, bí quyết dưỡng nhan của đại mỹ nhân này?
Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ bởi theo tương truyền thì Dương Quý Phi ăn vải để giữ gìn nhan sắc. Theo sử liệu ghi lại thì Dương Quý Phi sở dĩ rất thích ăn vải bởi bà nhận ra công dụng giải độc, dưỡng dung nhan của loại quả này. Quả vải được cho là chứa hàm lượng đường cao, có tác dụng bổ sung năng lượng, tăng cường dinh dưỡng. Khi ăn vải, sẽ giúp vòng ngực của người phụ nữ nở nang, căng tròn. Trong quả vải chứa rất nhiều vitamin C và protein, có lợi cho hệ tuần hoàn máu, có tác dụng rất tốt trong việc làm mờ vết đốm trên da, khiến da dẻ hồng hào, nhẵn nhụi; trị chứng hôi miệng… Bên cạnh đó, khi ăn quả vải sẽ giúp cơ thể toát nhiều mồ hôi, giúp giải trừ độc tố trong người.
Tuy nhiên khi ăn nhiều vải sẽ dễ bị nóng trong, có thể gây nhiệt miệng, chảy máu mũi… Và theo ghi chép của "Khai nguyên thiên bảo di sự", Dương Quý Phi có hai bí quyết giải nhiệt nhuận phế cực nổi tiếng thời bấy giờ, đó là hằng ngày ngậm một miếng ngọc đã được mài giũa thành hình con cá và uống sương đọng trên hoa.
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, quả vải đặc tính đại nhiệt (hạt vải còn nhiệt hơn cả cùi vải nên cần thận trọng khi làm thuốc). Cùi vải vị rất ngọt không độc (có tài liệu viết có độc có lẽ do tính quá ngọt nóng của vải). Vải có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tráng dương, tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc.
Mặc dù vậy, chúng ta vẫn tránh ăn vải vì sợ nóng mà không hay biết trong loại quả này đem lại nhiều lợi ích sức khỏe và làm đẹp đến vậy. Thực tế thì bạn chỉ cần tuân thủ một số nguyên tắc khi ăn vải sẽ giúp không bị nóng trong, hạn ché tối đa nguy cơ nổi mụn, giúp duy trì sắc vóc hoàn hảo hơn...
Dưới đây là những gợi ý của chuyên gia dành cho bạn:
Chúng ta vẫn tránh ăn vải vì sợ nóng mà không hay biết trong loại quả này đem lại nhiều lợi ích sức khỏe và làm đẹp đến vậy.
Ăn vải khi có cả lớp màng trắng bọc ngoài
Theo ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng), khi ăn vải nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi vải. Ngoài ra bạn có thể ăn thêm phần trắng trên đầu hạt vải để hạn chế nhiệt, sinh hỏa, giảm được cảm giác nóng trong người khi ăn. Lớp vỏ này vị hơi chát, tuy nhiên ăn đến phần cùi vải lại thấy ngon, ngọt hơn.
Ngâm vải vào nước muối trước khi ăn
Theo GS Đỗ Tất Lợi, một số người ăn quả vải bị ngộ độc với những triệu chứng người nôn nao, nổi mề đay, đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, huyết áp hạ...
Thực ra, những triệu chứng này gây ra không phải do bản thân quả vải mà là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường thấy ở núm những quả vải chín quá, dập nát, ủng thối. Hàm lượng đường, pH, axit trong quả vải là môi trường cần thiết cho nấm phát triển.
Một số người ăn quả vải bị ngộ độc với những triệu chứng người nôn nao, nổi mề đay, đau bụng dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy, khó thở, huyết áp hạ...
Do đó, trước khi ăn nên ngâm qua nước muối để tránh ngộ độc. Bạn cũng có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh… hoặc cũng có thể ăn 20 - 30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương để phòng trừ ngộ độc.
Nếu muốn bảo quản quả vải tươi lâu, bạn cũng có thể mang phần quả vải chỉ còn cùi, ngâm vào nước muối loãng, một tiếng sau vớt ra cho vào hộp bảo quản đậy kín, sau đó để ngăn đá tủ lạnh, bao giờ muốn ăn thì lấy ra.
Không ăn quá nhiều vải một lúc
Theo lương y Bùi Hồng Minh, vải chứa rất nhiều đường, nếu ăn một lúc khoảng 500g trở lên thì đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu-chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulin tăng lên để làm hạ nồng độ đường máu xuống, gây ra phản ứng đường máu thấp dẫn đến các biểu hiện như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, toát mồ hôi, miệng khô khát, mỏi mệt...
Do đó, mỗi lần chúng ta chỉ nên ăn khoảng 10 quả vải đối với người lớn, 3-4 quả với trẻ nhỏ.
Vải chứa rất nhiều đường, nếu ăn một lúc khoảng 500g trở lên thì đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu-chuyển hóa của gan.
Cũng bởi lý do quả vải tươi chứa một hàm lượng đường cao, người bệnh tiểu đường ăn vải sẽ khiến gan không chuyển hóa hết được frucotose. Lúc đó, lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường. Do đó người mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế tối đa ăn vải, tốt nhất là tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi ăn. Ngoài ra, những người có bệnh tích đờm trong cổ họng, đang bị bệnh thủy đậu, rôm sảy, lẹo mắt, cũng cần hạn chế ăn vải.