Hầu hết ai cũng đã từng trải qua cảm giác mắt bị co giật xảy ra đột ngột và biến mất sau một vài giây. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu.
- Ngáp thường xuyên đừng chủ quan, rất có thể bạn đang mắc 5 bệnh nguy hiểm, nhất là gan
- 9 thói quen dễ khiến bạn bị ung thư, người trẻ đặc biệt có rất nhiều
Nói đến việc tự nhiên mí mắt có hiện tượng giật (nháy) liên tục, nhiều người vẫn tin vào quan niệm "mắt trái nháy thì liên quan đến tiền, mắt phải nháy thì gặp tai họa". Chính từ quan niệm này mà không ít người có mí mắt phải đau nhói do bị giật liên tục đã lo lắng cả ngày vì sợ điều xui xẻo ập đến với mình.
Vậy "kinh nghiệm" liên quan đến mí mắt này có đúng không? Đầu tiên phải nói rằng, câu nói này không có cơ sở khoa học và chưa có ai kiểm chứng được độ chính xác của nó tới đâu. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, việc mí mắt liên tục bị nháy như vậy lại hoàn toàn có thể liên quan đến sức khỏe thể chất.
Giật hay nháy mí mắt được y học gọi là chứng co giật mí mắt, do các dây thần kinh điều khiển cơ mí mắt trở nên cực kỳ hưng phấn khiến các sợi cơ mi mắt liên tục co lại và run rẩy, kéo da mí mắt theo nhịp đập. Có thể nói, mí mắt bị co giật là tình trạng các cơ ở mí mắt chuyển động hoặc co thắt không tự nhiên. Hầu hết ai cũng đã từng trải qua cảm giác mắt bị co giật xảy ra đột ngột và biến mất sau một vài giây. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, nếu hiện tượng co giật mí mắt xảy ra thường xuyên và trong thời gian dài, bạn cần hết sức chú ý.
Co giật mí mắt có thể xuất phát từ những nguyên nhân liên quan đến sức khỏe như sau:
1. Thiếu ngủ
Thức đêm sẽ làm giảm thời gian ngủ, mắt không được nghỉ ngơi đầy đủ nên mí mắt dễ bị mỏi dẫn đến co giật. Nhiều người không thể làm việc mà không có máy tính, việc sử dụng mắt ở cự ly gần trong thời gian dài sẽ khiến mắt mệt mỏi quá mức, nếu không được thư giãn, nghỉ ngơi kịp thời cũng sẽ khiến mí mắt bị co giật.
Tìm thấy 17 con bọ ve ẩn trong 3 lông mi của người phụ nữ, bác sĩ cảnh báo nhóm người cần hết sức cẩn trọng với loại côn trùng "khó trị" này
Ngoài ra còn có căng thẳng, stress, chế độ ăn uống không điều độ và hút thuốc, uống rượu quá nhiều cũng có thể khiến mí mắt bị giật.
2. Các bệnh về mắt
Nếu mắt bị nháy liên tục kèm theo chảy nước mắt, mắt bị khô, đỏ và sưng thì đây là triệu chứng của các bệnh về mắt, các bệnh viêm nhiễm thường gặp ở mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc cũng có thể là cận thị, viễn thị, loạn thị...
Nếu mí mắt bị co giật trong thời gian dài, hoặc thậm chí cơn co giật mở rộng đến cổ hoặc khóe miệng, tốc độ nhanh hơn hoặc trầm trọng hơn thì bạn cần đề phòng các bệnh về hệ thần kinh mặt.
3. Các bệnh hệ thần kinh
Nếu mí mắt bị co giật trong thời gian dài, hoặc thậm chí cơn co giật mở rộng đến cổ hoặc khóe miệng, tốc độ nhanh hơn hoặc trầm trọng hơn thì bạn cần đề phòng các bệnh về hệ thần kinh mặt. Lúc đầu, mí mắt của bệnh nhân bị giật, theo thời gian các triệu chứng sẽ ngày càng nặng hơn, thậm chí là mắt không mở được và khóe miệng co giật, thậm chí một bên mặt xuất hiện chuột rút.
4. Bị suy thận cấp
Suy thận cấp là một căn bệnh nguy hiểm, nó sẽ làm tăng hàm lượng đạm trong urê và giảm hàm lượng canxi trong máu khiến mí mắt cũng bị giật. Ngoài ra còn có các hiện tượng khác như nấc cụt liên tục, say nắng và say nóng cũng có thể khiến mí mắt bị giật.
Làm thế nào để giảm bớt tình trạng co giật mí mắt?
1. Chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn
Chú ý vệ sinh mắt lúc bình thường, không được giữ mắt ở một tư thế quá lâu, sau 45 phút nhìn ở cự ly gần có thể nhìn ra cảnh vật xa hơn để mắt được điều tiết. Bạn cũng có thể tập thể dục cho mắt để giảm mỏi mắt. Ngủ đủ giấc có thể làm giảm tình trạng đau nhói mí mắt, do đó bạn phải không thức khuya, đi ngủ trước 23h và ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày.
2. Massage mắt
Thường xuyên xoa bóp vùng mắt có thể giúp giảm mỏi cơ mắt và đẩy nhanh quá trình lưu thông máu cục bộ. Ngoài ra, có thể lựa chọn bổ sung vitamin A có trong cà rốt, xoài… để giảm các triệu chứng khô mắt.
3. Tích cực điều trị bệnh nguyên phát
Như đã nói ở trên, một số bệnh có thể gây ra hiện tượng giật mí mắt. Nếu mí mắt bị giật và có biểu hiện khó chịu, bạn nên đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời, sau đó điều trị dứt điểm các triệu chứng.