Cơm trắng có chỉ số đường huyết cao (GI=83) nên nhiều người tiểu đường e ngại, thậm chí cắt cơm trắng ra khỏi khẩu phần ăn của mình. Nếu không muốn bị tăng đường huyết có thể áp dụng 4 mẹo ăn cơm lành mạnh dưới đây.
- Dân văn phòng mang cơm đi làm chú ý 5 điều tránh gây hại sức khỏe
- Ai đang có thói quen chan canh vào cơm cho dễ nuốt thì bỏ ngay, rất không tốt cho sức khỏe
Theo các nghiên cứu khoa học, cơm tẻ trắng là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI = 83), tuy nhiên người tiểu đường không nhất thiết phải cắt hoàn toàn tinh bột. Người bệnh vẫn có thể ăn cơm hàng ngày với lượng vừa đủ, phù hợp với thể trạng cơ thể.
Tùy vào chiều cao của từng người mà mỗi người lại có nhu cầu năng lượng khác nhau. Thông thường, đối với bệnh nhân tiểu đường, cần cắt giảm khoảng 10% tinh bột so với nhu cầu năng lượng bình thường mà cơ thể cần. Bù lại, người bệnh nên tăng 10% khẩu phần đạm.
Dưới đây là 4 bí quyết sau đây giúp bạn thoải mái ăn cơm trắng mà chẳng lo đường huyết tăng vọt:
Hãy chờ cơm nguội bớt 2/3 mới ăn
Chúng ta luôn quan niệm rằng cơm phải ăn nóng mới ngon, và thực sự đúng là như vậy. Chưa kể, việc ăn cơm nóng sẽ giúp hạn chế các vấn đề về tiêu hóa và nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hãy để cho cơm nguội khoảng 2/3 rồi mới ăn. Bởi lúc này, cấu trúc gạo đã bị thay đổi, giúp làm giảm sự hấp thụ đường glucose vào cơ thể, từ đó ổn định lượng đường trong máu, tránh được nhiều các bệnh mãn tính và nguy hiểm khác nhau.
Ăn rau trước khi ăn cơm và thức ăn
Theo chuyên gia, thứ tự ăn đúng mà người tiểu đường nào cũng cần nhớ đó là ăn rau trước rồi ăn thức ăn và cơm sau. Lượng chất xơ trong rau sẽ điều chỉnh tốc độ, làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể. Vì chất xơ hòa tan làm cho carbohydrate mà chúng ta ăn vào mất nhiều thời gian để được chuyển hóa thành glucose.
Kết quả là sự phóng thích lượng đường hấp thu vào máu sau ăn có khuynh hướng xảy ra chậm hơn, giúp đường huyết không tăng cao sau khi ăn, và giúp làm giảm stress trên quá trình tổng hợp đường của cơ thể.
Chọn cơm trộn
Người có đường huyết cao không nên ăn cơm trắng, có thể chọn cơm trộn như gạo đen, gạo lứt có chỉ số đường huyết nhỏ hơn 55.
Đậu và cơm trộn cũng có thể ăn cùng nhau, đồng thời tăng tỷ lệ đậu hỗn hợp lên, tốt nhất là khoảng 1/2. Việc này sẽ giúp người ăn có cảm giác no lâu hơn và tiêu hóa chậm hơn, rất tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Các loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu tằm, đậu đũa, đậu lăng,...
Hãy chú ý lượng cơm ăn trong mỗi bữa
Nhiều khi vì quá đói hoặc bữa ăn quá ngon miệng mà chúng ta luôn “lỡ” ăn nhiều cơm hơn, điều này nếu cứ lặp lại theo thời gian chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đường huyết tăng vọt.
Theo đó, mỗi ngày chỉ tiêu thụ khoảng 119g gạo - tương đương khoảng 2 bát cơm vơi hoặc khoảng 2,5 miếng cơm nắm cho mỗi bữa ăn. Điều này giúp họ luôn đảm bảo sự no bụng nhưng lại không lo về vấn đề đường huyết.