Tăng đường huyết vào ban đêm là hiện tượng lượng đường trong máu vượt quá mức bình thường (trên 130 mg/dL) trong khi ngủ ảnh hưởng đến 40% người tiểu đường, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát hiệu quả.
- Thói quen "sướng trước, khổ sau" gây hại sức khỏe nghiêm trọng
- Mòn men, tụt lợi do đánh răng sai cách
Lượng đường trong máu cao là một triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường nhưng vẫn có thể bị lượng đường trong máu cao ngay cả khi không mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ hoặc khi không có insulin. Insulin là một loại hormone được tạo ra trong tuyến tụy giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và dự trữ lượng glucose dư thừa để làm năng lượng.
Nồng độ glucose thay đổi trong ngày và liên quan đến thời điểm ăn lần cuối. Khi đường huyết của cao hơn 130 miligam mỗi deciliter (mg/dL) khi nhịn ăn, 180 mg/dL khoảng hai giờ sau khi ăn hoặc cao hơn 200 mg/dL khi được kiểm tra ngẫu nhiên được coi là bị tăng đường huyết.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây tăng đường huyết vào ban đêm
Có nhiều nguyên nhân gây ra lượng đường trong máu cao vào ban đêm, bao gồm:
+ Bữa tối hoặc bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ có nhiều carbohydrate: Ăn thực phẩm giàu tinh bột hoặc nhiều đường vào cuối ngày có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao vào ban đêm, cũng như lượng đường trong máu cao vào buổi sáng.
+ Bệnh tật hoặc chấn thương: Chấn thương có thể gây ra phản ứng tăng chuyển hóa (tăng tốc quá trình trao đổi chất), dẫn đến lượng đường trong máu cao.
+ Tập thể dục quá ít: Tập thể dục giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, do đó thiếu tập thể dục có thể góp phần làm tăng lượng đường trong máu.
+ Quá ít insulin hoặc thuốc trị tiểu đường: Khi cơ thể không sản xuất insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả và bạn không tiêm insulin hoặc thuốc trị tiểu đường đúng cách, glucose có thể tích tụ trong máu.
+ Kinh nguyệt: Progesterone là một loại hormone có liên quan đến việc giảm sản xuất insulin, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose và có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao.
+ Mang thai: Nồng độ hormone dao động trong thai kỳ. Bệnh tiểu đường xảy ra trong thai kỳ được gọi là bệnh tiểu đường thai kỳ.
+ Căng thẳng: Căng thẳng, được đo bằng mức độ hormone gọi là cortisol, có liên quan đến việc giảm độ nhạy insulin. Với điều này, glucose không thể đi vào tế bào của bạn và được sử dụng làm năng lượng. Kết quả là glucose tích tụ trong máu, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Khi bị căng thẳng, cũng có thể ăn quá nhiều thực phẩm có đường hoặc có những thói quen ăn uống không lành mạnh khác.
Ảnh minh họa
Lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?
Các triệu chứng có thể gặp phải khi lượng đường trong máu cao vào ban đêm có thể khiến bạn khó ngủ, bao gồm cả việc buồn ngủ và khó ngủ. Tùy thuộc vào thời điểm ăn trước khi đi ngủ, hệ thống tiêu hóa có thể đánh thức.
Một vấn đề liên quan được gọi là hiện tượng bình minh, tức là khi bạn thức dậy với lượng đường trong máu cao vào buổi sáng. Những thực phẩm ăn vào buổi tối có thể góp phần nhỏ vào việc này.
Ăn nhẹ vào ban đêm để điều chỉnh lượng đường trong máu
Đồ ăn nhẹ vào ban đêm tốt nhất để điều chỉnh lượng đường trong máu có chứa sự kết hợp của protein, chất béo lành mạnh và một phần hạn chế carbohydrate phức tạp, nghĩa là một loại có chất xơ.
Có rất nhiều món ăn nhẹ phù hợp với tiêu chuẩn này, bao gồm:
+ Một số các loại hạt: Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một cốc hỗn hợp các loại hạt không ướp muối không có đậu phộng chứa khoảng 23g protein, 79g chất béo, 32g carbohydrate và 10,5g chất xơ.
+ Phô mai ít béo và bánh quy làm từ lúa mì nguyên hạt: Một phần 100g phô mai cheddar ít béo chứa khoảng 24g protein, 7g chất béo và 2g carbohydrate. Một khẩu phần 100g bánh quy làm từ lúa mì nguyên hạt chứa khoảng 10,5g protein, 14g chất béo, 70g carbohydrate và 10g chất xơ.
+ Một quả táo và bơ đậu phộng: Một quả táo 100g (hoặc hơn nửa quả táo cỡ vừa một chút) chứa khoảng 0,41g protein, 14g carbohydrate, không có chất béo và 2g chất xơ. Một thìa canh (16g) bơ đậu phộng chứa khoảng 3,6g protein, 3,5g carbohydrate, 8g chất béo và 0,8g chất xơ.
+ Sữa chua Hy Lạp: 100g sữa chua Hy Lạp nguyên chất, không béo chứa khoảng 3g đường, 10g protein, ít hơn nửa gam chất béo, 3g carbohydrate và không có chất xơ, có thể thêm chút vị ngọt bằng trái cây.
+ Sữa chua: Dù là sữa chua Hy Lạp hay sữa chua thông thường đều đã được chứng minh là có tác dụng giảm 14% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 nếu tiêu thụ hàng ngày, theo các nghiên cứu được FDA hỗ trợ.
+ Bắp rang bơ: Một khẩu phần bắp rang ba cốc với hai thìa pho mát Parmesan bào chứa khoảng 157 calo, 5,5g chất béo, 20g carbs, 3,5g chất xơ và 7,5g protein.
Hỗ trợ lượng đường trong máu
Duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh vào ban ngày là cách tốt để ngăn ngừa lượng đường trong máu cao vào ban đêm. Điều đó có nghĩa là tập thể dục thường xuyên, dùng đúng liều lượng thuốc trị tiểu đường nếu sử dụng và kiểm soát mức độ căng thẳng.
Bản thân việc thiếu ngủ có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường loại 2, vì vậy điều quan trọng là phải duy trì chu kỳ giấc ngủ như một phần của lối sống lành mạnh.
Các gen thừa hưởng cũng như một số yếu tố gây căng thẳng nhất định trong cuộc sống nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhưng vẫn có những bước có thể thực hiện để duy trì mức đường huyết khỏe mạnh và tránh tăng đường huyết vào ban đêm. Bắt đầu bằng cách dự đoán các yếu tố gây căng thẳng hoặc các sự kiện có thể góp phần làm tăng lượng đường trong máu và lên kế hoạch trước. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc và tham gia các hoạt động thể chất có thể giúp bạn tránh được lượng đường trong máu cao.
Nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường của lượng đường trong máu cao vào buổi tối như thay đổi thị lực đột ngột hãy tìm các chuyên gia bác sĩ ngay. Bằng cách nhận ra lượng đường trong máu cao vào ban đêm, bạn có thể nỗ lực xác định các nguyên nhân và giảm thiểu các rủi ro liên quan, từ đó giảm nguy cơ mắc các hậu quả sức khỏe kém về lâu dài.