Lá trầu chữa bệnh phụ khoa được nhiều chị em ưa chuộng bởi nó có khả năng chống viêm nhiễm rất tốt. Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết.
- Những người tuyệt đối không nên uống cà phê để tránh “rước họa vào thân”
- 7 thói quen xấu làm hại não của bạn: Không coi trọng giấc ngủ, thích ở một mình
Nội dung bài viết
- Cách chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không
- Chữa nấm phụ khoa bằng lá trầu không
- Chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không
Bệnh phụ khoa luôn là mối lo lắng lớn của chị em phụ nữ vì ảnh hưởng trực tiếp đến những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể. Chị em rất thiệt thòi vì những bệnh phụ khoa sẽ khiến vùng kín khó chịu, không sạch sẽ, không tự tin. Người ta truyền tai nhau về việc lá trầu chữa bệnh phụ khoa. Thực hư chuyện này ra sao, hãy cùng tìm hiểu.
Cách chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không
Từ xưa đến nay, cách viêm phụ khoa bằng lá trầu không được nhiều các bà và các mẹ sử dụng. Các chị em trẻ ngày nay cũng áp dụng phương pháp này vì những sản phẩm thiên nhiên lành tính. Trầu không có vị cay, tính nồng, ẩm nên có khả năng chống viêm nhiễm và kháng khuẩn tốt cho âm đạo. Vậy nên đây là phương pháp dân gian được các chị em tin tưởng hàng đầu.
Chị em có thể áp dụng cách nấu nước lá trầu không rửa vùng kín làm đơn giản như sau:
Ngâm lá trầu không với nước muối loãng rồi sau đó rửa sạch.
Để lá trầu không vào nồi và đổ thêm 1 lượng nước muối vừa đủ.
Đun sôi, tắt bếp và đổ ra chậu.
Đợi nước nguội một chút, chỉ còn âm ấm thì bạn dùng để ngâm rửa vùng kín trong vòng 15 – 20 phút.
Bạn làm như vậy 2-3 lần/tuần, kiên trì sẽ có hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không nên ngâm cả vùng kín vào chậu nước, cũng không nên lại dụng cách này để chữa sẽ phản tác dụng.
Chữa nấm phụ khoa bằng lá trầu không
Theo như thống kê y tế, 90% chị em sẽ mắc phải bệnh phụ khoa 1 lần trong đời, và nấm chiếm khoảng 60%. Có rất nhiều người dùng trầu không để chữa nấm. Cách khả thi nhất là xông vùng kín:
Bạn rửa sạch 5-6 lá trầu không rồi vò nát, sau đó đổ thêm nước và đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút.
Tiếp đến, bạn cho muối vào khuấy tan rồi đổ nước ra chậu nhỏ. Chờ đến khi nước bớt nóng, chị em sẽ ngồi ở vị trí cao hơn rồi cho hơi nước bốc lên vùng kín.
Bạn xông hơi trong vòng 10 phút, rồi đợi nước nguội và dùng nó để rửa lại vùng kín.
Với cách xông hơi như vậy sẽ giúp hơi nước lá trầu không thấm sâu vào trong vùng kín và làm sạch mùi hôi, ngăn ngừa nấm, ngứa.
Bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng không nhỏ cho phụ nữ - Ảnh minh họa: Internet
Chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không
Tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn của lá trầu không là không phải bàn cãi. Chính vì thể có nhiều người áp dụng để chữa viêm cổ tử cung. Chị em có thể sử dụng 1 trong ba cách sau:
Rửa sạch 5 lá trầu không rồi cho vào nồi nước 200ml, đun sôi trong vòng 10-15 phút. Bạn đợi nước nguội bớt rồi dùng nước đó rửa vùng kín trước khi đi ngủ và sáng hôm sau. Bạn thực hiện đều đặn mỗi ngày trong vòng 1 tuần, dấu hiệu viêm cổ tử cung sẽ thuyên giảm đáng kể.
Kết hợp rửa sạch 5-6 lá trầu cùng với 2-3 lá húng quế rồi cho vào máy xay sinh tố với ít nước để xay nhuyễn. Bạn lọc lấy nước cốt rồi hoà thêm chút nước ấm, dùng để rửa bên ngoài vùng kín tuần 2-3 lần.
Rửa sạch lá trầu không rồi cho vào nồi đun sôi trong vòng 15 phút. Bạn cho thêm muối và khuấy tan. Bạn đổ nước ra chậu rồi để nguội sau đó tiến hành xông hơi nhằm giảm ngứa vùng kín, mùi hôi khó chịu.
Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không
Đối với những phương pháp dân gian chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ.
Bạn nên đi khám và thăm hỏi bác sĩ trước khi thực hiện.
Bạn cần làm theo đúng các bước hướng dẫn để tăng mức độ hiệu quả.
Khi xông hơi vùng kín, bạn cần làm cẩn thận để tránh bị bỏng.
Bạn chỉ nên rửa ở bên ngoài vùng kín, chứ không nên thụt quá sâu vào bên trong âm đạo.
Bạn cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tình trạng viêm nhiễm không trở nên tệ hơn.
Sau khi áp dụng 1-2 tuần mà không thấy hiệu quả, bệnh không thuyên giảm, bạn cần đi khám bác sĩ để tái khám và vạch ra hướng điều trị khác.
Trên đây là tất cả những thông tin chúng tôi đã tổng hợp về vấn đề lá trầu chữa bệnh phụ khoa. Đây là một phương pháp thiên nhiên được nhiều người áp dụng: Hiệu quả sẽ phụ thuộc và từng người (tình trạng bệnh lý, sức khỏe cũng như cơ địa). Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn hãy đi thăm khám bác sĩ để nhận chẩn đoán và phương pháp điều trị chính xác nhất.