Mang thai nhờ quá trình thụ tinh trong ống nghiệm vốn không hề dễ dàng. Để đạt kết quả như mong muốn, chuyển phôi xong nên ăn gì là những lưu ý rất cần thiết và quan trọng.
- 5 cách hiệu quả giúp phòng tránh dị tật thai nhi, mẹ bầu nào cũng phải biết
- Nghiên cứu cho thấy mẹ bầu tăng cân quá nhiều khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ
Trong giai đoạn chuyển phôi, cấy phôi vào tử cung hoàn tất, yếu tố dinh dưỡng, chế độ ăn uống sau chuyển phôi đóng vai trò quan trọng. Nắm được chuyển phôi xong nên ăn gì là điều cần thiết để giúp thể chất, sức khỏe người mẹ ổn định, chuẩn bị tốt cho quá trình mang thai.
Vì nhiều lý do nên hiện nay không ít cặp vợ chồng tìm đến phương pháp thụ tinh nhân tạo để có con. Thực tế, quá trình kết hợp trứng và tinh trùng trong phòng thí nghiệm rồi sau đó cấy phôi vào tử cung người mẹ có tỷ lệ thành công 50-60% và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, chất lượng phôi, kỹ thuật cấy ghép, dinh dưỡng...
Riêng giai đoạn chuyển phôi, cấy phôi vào tử cung hoàn tất, yếu tố dinh dưỡng, chế độ ăn uống sau chuyển phôi đóng vai trò không nhỏ giúp thể chất, sức khỏe người mẹ ổn định, chuẩn bị tốt cho quá trình mang thai.
1. Những thay đổi cần biết sau khi chuyển phôi
Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta cần quan tâm sau chuyển phôi nên ăn uống gì. Vì trong khoảng 2 tuần sau khi cấy phôi vào tử cung, cơ thể người mẹ thay đổi, có thể ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần.
Việc chuyển phôi thường sẽ được tiến hành nhanh chóng sau khi trứng và tinh trùng được thụ tinh. Sau khi chuyển phôi xong, đa số người sẽ cảm thấy buồn tiểu và muốn đi vệ sinh nhiều lần. Ngoài ra, hầu như cơ thể người mẹ chưa có nhiều sự thay đổi.
Đến ngày thứ 3, 4, 5 sau khi chuyển phôi, phôi bắt đầu tìm chỗ làm tổ nên một số người sẽ cảm nhận được các dấu hiệu, triệu chứng như: đau nhẹ hoặc nhói đau vùng bụng dưới, đau lưng, căng tức ngực, khó thở, ra máu (trường hợp này cần đến bệnh viện kiểm tra). Không chỉ nghỉ ngơi, vận động mà việc đặt thuốc âm đạo cũng cần đúng cách và nhẹ nhàng.
Những ngày sau đó, tùy mỗi người mà tình trạng khác nhau nhưng nhìn chung âm đạo sẽ ẩm ướt và ra huyết trắng, do nội tiết tố tăng cao hơn mức bình thường. Đau đầu, mệt mỏi kéo dài nhiều ngày là khó tránh khỏi, đồng thời, việc đặt thuốc dần trở nên khó khăn hơn. Nếu dùng que thử thai vào khoảng ngày 11, 12 cũng có thể cho ra kết quả đậu thai hay không nhưng chưa chắc chắn 100%. Có người đậu thai sớm trong khi không có dấu hiệu gì và cũng có người đậu thai trễ hoặc có nhiều dấu hiệu nhưng lại không đậu thai.
Đến ngày 14 sau chuyển phôi, theo lịch hẹn đến nơi cấy phôi để lấy máu thử beta HCG thì người mẹ và gia đình sẽ nhận được kết quả chính xác cũng như những hướng dẫn cần thiết cho tình trạng của mình.
2. Sau chuyển phôi nên và không nên ăn gì để đạt kết quả mong muốn?
Để đảm bảo sức khỏe người mẹ, chuẩn bị tốt cho quá trình mang thai, chuyển phôi xong nên ăn gì luôn cần sự chu đáo và khoa học.
Trong thời gian này, một chế độ ăn uống điều độ, đầy đủ dinh dưỡng, luôn đảm bảo tươi sạch, nguồn gốc an toàn, chất lượng là rất quan trọng. Các món ăn cần có sự đan xen đa dạng, bao gồm nhiều dưỡng chất thiết yếu như sắt, canxi, axit folic, protein, vitamin A, C…
Một số món có thể tham khảo và lựa chọn cho những ngày sau chuyển phôi có thể kể đến như:
+ Trứng
Ngay cả trong giai đoạn trước chuyển phôi, trứng vẫn luôn nằm trong danh sách các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và vitamin, khoáng chất cần thiết cho người mẹ.
Tốt nhất nên bổ sung khoảng 2-3 quả trứng/tuần trong giai đoạn trước và sau chuyển phôi.
+ Cháo cá chép
Cháo cá chép là món thường được nhắc đến khi muốn biết sau chuyển phôi ăn gì. Bên cạnh yếu tố văn hóa, món ăn này dễ ăn, dễ tiêu hóa lại giàu dinh dưỡng, rất thích hợp để tẩm bổ giúp người mẹ sau chuyển phôi khỏe khoắn, hồi phục sức khỏe nhanh, hỗ trợ quá trình thụ thai ổn định.
+ Rau xanh
Trong những ngày đầu sau chuyển phôi, phôi còn bất ổn, chưa tìm được tổ thì giữ cho tiêu hóa tốt, ngăn ngừa táo bón là một trong những ưu tiên hàng đầu của người mẹ. Và rau xanh hàm chứa nguồn chất xơ và vitamin dồi dào chính là trợ thủ đắc lực giúp mẹ làm điều đó.
Nên chọn những loại rau đảm bảo an toàn, còn giữ nguyên chất dinh dưỡng, có thể ăn sống, nấu canh hoặc ép nước uống hàng ngày.
+ Các loại đậu
Tương tự như rau xanh, các loại đậu rất giàu chất xơ, đồng thời còn chứa nhiều protein, sắt, canxi, folate, kẽm… rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật.
+ Hạt sen
Hạt sen không chỉ chế biến thành các món ăn ngon mà còn có công dụng bồi bổ cơ thể, thanh nhiệt, an thần, giúp ngủ ngon, tinh thần thoải mái.
Hạt sen nấu cháo, hầm, nấu chè, thêm vào các món canh đều bổ dưỡng và ngon miệng.
+ Súp lơ
Giàu sắt, vitamin, axit folic nên súp lơ không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng sau chuyển phôi.
Chỉ cần sơ chế dưới dạng đơn giản, ít gia vị, dầu mỡ sẽ đảm bảo nguồn dưỡng chất giúp sức khỏe được cải thiện hơn rất nhiều.
+ Quả bơ
Quả bơ cung cấp chất béo lành mạnh, vitamin, khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của mô, hỗ trợ kiểm soát huyết áp, bảo vệ tim mạch, nuôi dưỡng da dẻ đẹp đẽ, sáng khỏe dù là mẹ đang mệt mỏi vì những ảnh hưởng sau chuyển phôi.
+ Ngũ cốc nguyên hạt
Một bữa ăn có thành phần ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, lúa mì… sẽ bổ sung chất xơ, vitamin E và các hợp chất nguồn gốc thực vật giúp bảo vệ tế bào, thúc đẩy hệ thần kinh hoạt động, đảm bảo đường ruột ổn định.
+ Thịt nạc
Là nguồn thực phẩm giàu protein và sắt, thịt nạc nên xuất hiện trong chế độ ăn sau chuyển phôi để giúp người mẹ bồi bổ, tránh bị thiếu máu và sức khỏe để vượt qua tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng.
+ Khoai lang
Khoai lang có tác dụng nhuận tràng, giảm táo bón lại kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả, ngăn ngừa hạ đường huyết nên giai đoạn sau chuyển phôi cũng cần có khoai lang trong bữa ăn hàng tuần.
+ Sữa
Bên cạnh các món ăn hàng ngày, sữa chính là nguồn cung cấp canxi và vitamin cần thiết cho mẹ hỗ trợ sức khỏe, thể chất sau chuyển phôi.
Mặt khác, để đảm bảo tỷ lệ thành công cao, chế độ dinh dưỡng sau chuyển phôi cũng cần tránh những loại thực phẩm sau:
- Những món ăn không tốt cho người mang thai như: đu đủ, rau má, rau ngót, rau sam, chùm ngây, nước dừa…
- Các loại trái cây, thức uống quá chua vì dễ gây mất máu
- Các món ăn cay, nóng, sinh nhiệt dễ gây táo bón
- Các chất kích thích như: rượu, bia, nước có gas, cà phê, thuốc lá…
3. Chăm sóc sức khỏe, tinh thần đúng cách sau chuyển phôi
Bên cạnh chế độ ăn sau chuyển phôi đủ chất và khoa học, tốt cho người mẹ và phôi thai, nên thực hiện việc chăm sóc thể chất, tinh thần toàn diện để kết quả đạt thành công như mong đợi. Cụ thể:
+ Nghỉ ngơi hợp lý
Sau khi chuyển phôi, nằm nghỉ tại nơi cấy phôi ít nhất 30 phút rồi mới về nhà để đảm bảo sức khỏe ổn định nhất.
Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để nghỉ ngơi phù hợp với tình trạng sức khỏe mỗi người. Có trường hợp sức khỏe kém, cần nằm bất động trên giường để giữ phôi thai nhưng cũng có trường hợp có thể vận động, đi đứng nhẹ nhàng.
+ Giải tỏa tâm lý, tránh căng thẳng, lo âu
Áp lực tâm lý là điều khó tránh khỏi, vì kết quả chờ đợi sau chuyển phôi khiến người mẹ và những người xung quanh luôn hồi hộp, lo lắng. Do đó, để tránh tâm trạng ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và phôi thai, hãy thả lỏng cơ thể, nghe nhạc hoặc xem phim hài hước nhẹ nhàng để thư giãn mỗi ngày.
+ Ngủ ngon, ngủ đủ giấc
Giấc ngủ chất lượng và đầy đủ 7-8 tiếng/ngày sẽ tác động tích cực, giúp kết quả thành công. Nên điều chỉnh thời gian ngủ hợp lý, ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn đều không tốt trong giai đoạn đã chuyển phôi.
+ Vận động nhẹ nhàng
Hạn chế đi cầu thang hay vận động mạnh là điều cần thiết nhưng không đồng nghĩa với việc ngồi im một chỗ.
Nếu không có vấn đề gì nghiêm trọng về sức khỏe, người mẹ có thể đi dạo, tập yoga nhẹ nhàng mỗi ngày cho gân cốt thư giãn, lưu thông máu tốt hơn.
+ Sinh hoạt điều độ, vệ sinh cơ thể đúng cách
Sau khi chuyển phôi, nên hạn chế tắm rửa bằng nước lạnh hay khom lưng gội đầu. Nên giữ vệ sinh vùng kín khô thoáng, sạch sẽ, tránh chà xát, thụt rửa không cần thiết.
+ Hạn chế chăn gối, sinh hoạt vợ chồng trong giai đoạn sau chuyển phôi.
Như vậy, chuyển phôi xong nên ăn gì cũng như nghỉ ngơi, vận động hợp lý không khó để thực hiện. Hãy giữ tinh thần thoải mái và tích cực để chờ đón niềm hạnh phúc luôn mong chờ.