Đã đến lúc chị em cần chấm dứt những phép nhiệm màu và nhầm lẫn xung quanh việc đau vùng kín và cần giải mã lý do tại sao các bộ phận cá nhân của bạn đang bị tổn thương.
- Cuộc yêu thăng hoa và "vùng kín" cải thiện sau khi tập vài động tác đơn giản này
- 3 việc làm cực nguy hiểm của chị em gây ra viêm nhiễm "vùng kín"
Vùng kín khỏe mạnh là khu vực không bị sưng, đau, viêm nhiễm và sẽ luôn khiến bạn cảm thấy thoải mái. Chúng ta thường vô tình làm những hành động khiến vùng kín bị tổn thương. Và làm thế nào để củng cố sức khỏe vùng kín, giúp bộ phận này hoạt động đúng chức năng của nó?
Tại sao bạn bị đau vùng kín?
Sẽ là một điều không vui vẻ gì khi bạn cảm thấy đau đớn bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Tìm kiếm các triệu chứng trên Google có thể làm cho bạn cảm thấy lo lắng. Và mặc dù bạn biết bạn nên gọi cho bác sĩ, giải thích về các cơn đau ngay nhưng lại e ngại và tự chẩn đoán và chờ phép màu xảy ra.
Đã đến lúc chấm dứt việc tự chẩn đoán bệnh và nhầm lẫn xung quanh việc đau vùng kín và cần giải mã lý do tại sao các bộ phận cá nhân của bạn đang bị tổn thương. BS phụ khoa Prudence Hall (tác giả của Radiant Again & Forever cho biết: "Phụ nữ không nhất thiết phải biết gì về đau vùng kín hoặc cảm thấy xấu hổ với hiện tượng này".
Không cần phải gạt sang một bên các triệu chứng giống như một cơn đau nhói trong khi quan hệ tình dục, cảm giác đốt cháy âm hộ hay bất cứ triệu chứng đau vùng kín nào khác. Tiến sĩ Hall sẽ đưa ra những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sự khó chịu ở âm đạo và chỉ rõ đau vùng kín như thế nào thì có thể tự điều trị cho mình.
Khô âm đạo
Nếu không có chất bôi trơn âm đạo, việc quan hệ tình dục có thể không thoải mái, nếu không muốn nói là bạn sẽ cảm thấy đau đớn. Khô âm đạo khi quan hệ tình dục có thể khiến bạn phải chảy nước mắt vì đau đớn. Đâu là lý do cơ thể bạn không đủ sản xuất chất bôi trơn? Điều này thường do nồng độ estrogen thấp.
Tiến sĩ Hall nói rằng có rất nhiều chị em sử dụng thuốc tránh thai trong nhiều năm không nhận ra rằng họ đang phải đối mặt với tình trạng khô âm đạo cho đến khi họ ngừng dùng thuốc và cơ thể của họ bắt đầu sản xuất estrogen tự nhiên. Khi bỏ thuốc, họ đều thốt lên "điều gì đang xảy ra vậy". Thực tế thì đây là chuyện hết sức bình thường. Hãy chia sẻ điều này với bác sĩ để được hướng dẫn dùng loại thuốc tránh thai khác, tránh hiện tượng khô âm đạo.
Tiền mãn kinh cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị khô âm đạo bởi vì bạn bắt đầu sản xuất ít estrogen hơn. "Tiền mãn kinh là giai đoạn bắt đầu từ 5-10 năm trước khi mãn kinh. Vì vậy, từ 30-40 tuổi là giai đoạn chị em dễ bị khô âm đạo nhất."
Một khi phụ nữ mãn kinh và mức estrogen giảm đáng kể, khô âm đạo sẽ trở thành vấn đề lớn. Bà nói: "Phụ nữ bị khô da và teo âm đạo nghiêm trọng và thực sự đau đớn khi quan hệ. Tốt nhất là bạn nên sử dụng chất bôi trơn phù hợp khi quan hệ tình dục và nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn có thể làm tăng mức estrogen".
Trong trường hợp không thay đổi hormone mà vẫn bị khô âm đạo, Tiến sĩ Hall cho biết đây có thể là do âm đạo dị ứng với thành phần nào của thuốc vì thuốc kháng histamine được thiết kế để làm khô niêm mạc.
Chu kỳ "đèn đỏ"
Trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể trải qua hiện tượng chuột rút, đau đầu và đau vùng kín, bứt rứt khó chịu trước và sau chu kỳ. Tiến sĩ Hall cho biết: "Khi phụ nữ đến gần chu kỳ kinh nguyệt của mình, một ít chất lỏng thường được trữ lại trong cơ bắp và đó là lý do tại sao chị em cảm thấy nhức đầu nhiều hơn khi đến chu kỳ, và chắc chắn một số cơn đau âm đạo cũng có thể xảy ra".
Những cơn đau này tương đối nhỏ và không có gì ngăn cản bạn trong các hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, hãy cho bác sĩ biết ngay.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là một sự tăng trưởng không tuyến tính trong tử cung. Một phụ nữ có thể có một hoặc nhiều, và phụ thuộc vào kích cỡ và vị trí của nó, sự tăng trưởng có thể gây ra đau vùng chậu mãn tính như một cảm giác áp lực liên tục chứ không phải là đau đớn.
U xơ tử cung cũng có thể gây đau đớn nhiều hơn khi quan hệ tình dục, đặc biệt nếu khối u xơ phát triển gần cổ tử cung hoặc phần trên của âm đạo. U xơ tử cung là bệnh phổ biến ở phụ nữ, nhất là phụ nữ có tuổi. BS Hall cho biết một số người cần được loại bỏ khối u này, đặc biệt là nếu cơn đau đang làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, "không phải tất cả các khối u đều cần được điều chỉnh - một số không phát triển hoặc gây ra vấn đề. Trong nhiều trường hợp, chúng co lại khi phụ nữ đến giai đoạn mãn kinh".
Lạc nội mạc tử cung
Tiến sĩ Hall cho biết, lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các lớp niêm mạc tử cung thoát ra từ tử cung và dính vào các phần khác của khoang vùng chậu, như các ống dẫn trứng, bàng quang và buồng trứng. Đôi khi cơn đau do lạc nội mạc tử cung là rất nhỏ và chỉ xảy ra khi có kinh nguyệt, gây ra chứng chuột rút không quá nặng nề. Theo ông, đối với một số phụ nữ, đó là một cơn đau mãn tính giới hạn các hoạt động hằng ngày của họ. Ngay cả chuyện tình dục cũng có thể trở nên đau đớn và bạn sẽ cảm thấy đau nhói khi sex nếu lạc nội mạc tử cung di chuyển gần tử cung.
Có tới 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Hoa Kỳ bị lạc nội mạc tử cung, nhưng thật khó để chẩn đoán, và không phải tất cả bác sĩ đều có kinh nghiệm. Nếu bạn nghi ngờ nó có thể là nguyên nhân của cơn đau của bạn, kiểm tra với bác sĩ phụ khoa, đi kèm những lời cụ thể về triệu chứng của chúng trong cơ thể mình. Bác sĩ có thể kê toa thuốc tránh thai hoặc các liệu pháp hormone khác hoặc sử dụng phẫu thuật nội soi… (điều không may là căn bệnh này có xu hướng tái phát).
Cơ tuyến tử cung
Căn bệnh này tương tự lạc nội mạc tử cung nhưng mô nội mạc tử cung phát triển trong thành cơ của tử cung, thay vì ở bên ngoài tử cung. Kết quả là gây áp lực nặng lên khung chậu, chị em luôn cảm thấy chán chường và đau đớn khi quan hệ. Căn bệnh có khuynh hướng tấn công phụ nữ vào cuối những năm sinh đẻ và sẽ mất đi sau khi mãn kinh.
Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng và giúp bạn chữa bệnh như dùng thuốc chống viêm hoặc sử dụng thuốc tránh thai. Cắt bỏ tử cung cũng có thể là một lựa chọn nếu cơn đau trầm trọng và không giảm sau khi dùng thuốc.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Theo Tiến sĩ Hall, bạn có thể phải trải qua cảm giác đau dữ dội, nóng bỏng nếu bạn bị mụn rộp sinh dục, hoặc đỏ da và đau nhức vùng bộ phận sinh dục. Chlamydia và lậu, hai bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, có thể gây đau vùng chậu hoặc đau bụng dưới cũng như cảm giác bỏng rát khi đi tiểu.
Hãy chia sẻ cơn đau này với bác sĩ. Chlamydia và lậu có thể được chữa trị bằng kháng sinh, bệnh trichomoniasis, mụn rộp cũng có thể giảm thiểu và điều trị bằng thuốc kháng virus.
Đau âm hộ mãn tính
Tiến sĩ Hall cho biết: "Đó là khi các sợi đau đã được kích hoạt trong âm hộ, và chỉ cần chạm vào bên ngoài âm hộ cũng có thể gây ra nhiều đau đớn. Nguyên nhân có thể là do chấn thương dây thần kinh, dị ứng với hóa chất, thay đổi hormone, thuốc hoặc phản ứng bất thường đối với nhiễm trùng hoặc chấn thương."