Mỗi khi nhắc đến bệnh tim mạch, hẳn nhiều người sẽ nghĩ nguyên nhân gây bệnh đến từ thực phẩm nhiều dầu hoặc nhiều muối nhưng có một thứ còn nguy hiểm hơn thế.
- Cá rất giàu dinh dưỡng nhưng có 5 loại không nên ăn nhiều kẻo "tiêm chất độc" vào người
- Có 1 kiểu ăn nuôi tế bào ung thư nhưng lại làm "chết đói" hệ miễn dịch, người Việt nên từ bỏ ngay
Nếu ví cơ thể là một thành phố thu nhỏ thì mạch máu của chúng ta chính là đường quốc lộ, là kênh lưu thông để vận chuyển máu, oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan khác nhau.
Mạch máu có mối liên hệ mật thiết đến tình trạng sức khỏe và tính mạng của mỗi người. Trong đó, rối loạn mạch máu là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO đến cuối năm 2019, toàn cầu có tổng số gần 523 triệu bệnh nhân tim mạch, mỗi năm có 18,6 triệu người tử vong vì căn bệnh này.
Mỗi khi nhắc đến bệnh tim mạch, hẳn nhiều người sẽ nghĩ nguyên nhân gây bệnh đến từ thực phẩm nhiều dầu hoặc nhiều muối. Tất nhiên đây đều là những loại gia vị gây hại cho mạch máu và tim mạch, nhưng còn có một thứ còn nguy hiểm hơn thế đó chính là: Chất béo chuyển hóa (transfat).
Vào năm 2018, WHO đã đưa ra khuyến cáo cần thay thế chất béo chuyển hóa bằng các loại chất béo và dầu có lợi cho sức khỏe hơn.
Chất béo chuyển hóa thường được sử dụng trong thực phẩm chế biến sẵn và sản phẩm nướng thương mại, chẳng hạn như đồ ăn nhanh chiên rán, bánh quy, bánh rán... Khi đi mua hàng nếu thấy thực phẩm có đề thành phần bao gồm chất béo chuyển hóa thì tốt nhất bạn nên cân nhắc khi mua.
Tác hại của chất béo chuyển hóa là gì?
Chất béo chuyển hóa dù được WHO cảnh báo gây hại nhưng hiện nay vẫn xuất hiện rất nhiều trong mâm cơm của các gia đình.
Theo tờ Aboluowang (TQ), chất béo chuyển hóa có khả năng chịu nhiệt mạnh và dễ bảo quản. Chúng chủ yếu được sử dụng làm phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều có thể gây ra các hậu quả sau.
- Hàm lượng cholesterol trong máu tăng quá cao, làm trầm trọng thêm sự hình thành của cục máu đông và mảng bám xơ vữa động mạch.
- Dễ khiến cơ thể béo phì, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
- Làm cho máu đặc hơn và cản trở quá trình lưu thông máu.
- Làm cho mạch máu cứng lại và đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch.
Ngoài chất béo chuyển hóa, 2 loại thực phẩm dưới đây cũng gây hại mạch máu, tăng bệnh tim mạch
- Nội tạng động vật
Các loại nội tạng động vật như gan lợn, tim gà, óc lợn... đều có hương vị béo ngậy, thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, bệnh nhân cao huyết áp và mỡ máu cao nên ăn ít.
Lý do bởi hàm lượng cholesterol và chất béo trong nội tạng động vật cực kỳ cao, nếu ăn quá nhiều thì hàm lượng chất béo trong cơ thể sẽ vượt quá tiêu chuẩn, làm tăng lipid máu, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, trường hợp nghiêm trọng sẽ gây tắc nghẽn mạch máu và gây nhồi máu não.
- Đồ ăn quá cay
Trong mùa đông, nhiều người thích ăn đồ cay nóng cùng bạn bè để vừa ấm cúng lại thích thích vị giác, cải thiện cảm giác thèm ăn của cơ thể. Tuy nhiên, những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và mạch máu não được khuyến cáo nên ăn ít lại, kẻo sau khi ăn đồ cay sẽ kích thích tiết adrenaline và làm hưng phấn thần kinh giao cảm của cơ thể. Lúc này, mạch máu sẽ giãn nở và huyết áp tăng cao, dễ hình thành cục máu đông và gây nhồi máu não.
Theo ông Li Xuesong, giám đốc khoa thần kinh của bệnh viện trực thuộc thành phố Hứa Xương, Trung Quốc: Các bệnh tim mạch và mạch máu não không xuất hiện trong một sớm một chiều mà đã hình thành trong một thời gian dài. Bệnh càng được phát hiện sớm thì khả năng điều trị càng cao. Bác sĩ khuyên mọi người khi có những dấu hiệu dưới đây cần đi khám sớm:
- Tê và yếu tay chân;
- Buồn ngủ, ngáp thường xuyên;
- Buồn nôn, chán ăn;
- Đau đầu và chóng mặt;
- Lồng ngực đau nhói và có thể xảy ra khó thở nghiêm trọng.
Để bảo vệ sức khỏe mạch máu, bạn nên bắt đầu thay đổi thói quen hàng ngày của mình, không chỉ từ bỏ thói quen ăn những món bên trên mà còn cần nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục một cách đều đặn.