Hay đói vặt, tăng cân mất kiểm soát, suy giảm trí nhớ... đều có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo tuyến giáp của bạn không ổn.
- Chuyên gia hướng dẫn 3 cách tự kiểm tra dấu hiệu đột quỵ não tại nhà
- Nếu gặp phải một trong các dấu hiệu sau thì đã đến lúc cơ thể bạn cần thải độc rồi đấy!
Tuyến giáp có thể tác động rất nhiều tới các cơ quan trong cơ thể của bạn, từ đó là nguyên nhân gây ra một số vấn đề sức khỏe như béo phì, đau nhức khớp, vô sinh, tim mạch... Chính vì vậy, việc nhận biết và phát hiện ra các biểu hiện bất thường ở tuyến giáp là điều vô cùng cần thiết.
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe tuyến giáp của mình!
Nhanh đói, bất chợt cảm thấy thèm ăn
Nếu thấy có cảm giác thèm ăn thường xuyên thì nhiều khả năng là dấu hiệu cảnh báo bệnh cường giáp. Do khi hormone tuyến giáp tiết ra quá nhiều sẽ khiến bạn có cảm giác nhanh đói hơn. Bên cạnh đó, khi tuyến giáp hoạt động quá mức thì bạn lại gặp vấn đề ở vị giác và khứu giác của mình.
Đầu óc lơ mơ, không tỉnh táo
Tình trạng mơ hồ, thiếu tập trung có thể là do bạn bị thiếu ngủ hoặc cơ thể đang bước vào giai đoạn lão hóa. Ngoài ra, nó cũng có thể là biểu hiện cảnh báo bệnh cường giáp.
Còn với những người bị đãng trí, nhanh quên thì có thể là do bệnh suy giáp (hormone tuyến giáp tiết ra quá ít) gây ra.
Da khô ngứa
Đây là một triệu chứng điển hình của bệnh suy giáp, do sự thay đổi trong kết cấu cũng như bề mặt của da sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình trao đổi chất. Vì vậy, nếu sự trao đổi chất bị chậm lại (do hormone tuyến giáp tiết ra quá ít) thì lượng mồ hôi tiết ra cũng sẽ giảm đi. Khi làn da không có đủ độ ẩm thì nó sẽ dễ bị khô ngứa, bong tróc.
Tương tự như vậy, móng tay của bạn cũng có thể bị giòn và dễ gãy nếu bạn mắc chứng rối loạn tuyến giáp.
Bị táo bón thường xuyên
Với những người mắc bệnh suy giáp thường rất dễ mắc phải các triệu chứng của bệnh táo bón. Do cơ thể gặp gián đoạn trong việc sản xuất hormone tuyến giáp, từ đó làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Trong khi đó, nếu tuyến giáp hoạt động quá mức thì bạn lại gặp phải triệu chứng tiêu chảy hoặc đi ngoài thường xuyên hơn.
Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi
Nếu thấy trong chu kỳ kinh nguyệt của mình, lượng máu kinh tiết ra quá nhiều và thời gian hành kinh cũng kéo dài hơn, đi kèm là triệu chứng đau nhức bụng thì bạn nên cẩn thận vì đó là triệu chứng của bệnh suy giáp. Còn khi mắc bệnh cường giáp thì lượng máu kinh của bạn có thể bị tiết ra ít hơn bình thường.
Bị khàn cổ
Sự thay đổi trong giọng nói của bạn có thể là do vùng cổ họng đang chứa một khối u cảnh báo chứng rối loạn tuyến giáp. Lúc này, bạn nên chủ động đi kiểm tra chụp X-quang vùng cổ hoặc xem tuyến giáp có sưng lên bằng cách đứng trước gương, uống một ngụm nước và xem cổ họng có phình ra hoặc lồi lõm khi nuốt không.
Tăng cân mất kiểm soát
Nếu không ăn nhiều hơn so với mức ăn bình thường và vẫn tập luyện đều đặn hàng ngày mà cân nặng lại tăng lên nhanh chóng thì bạn nên cẩn thận vì có thể là tuyến giáp đang bị rối loạn. Bên cạnh đó, khi đột ngột thấy cân nặng giảm bất thường thì đó có thể là triệu chứng của bệnh cường giáp.