Cụ bà 106 tuổi nhưng mạch máu trẻ như 60, da mặt sáng khỏe hồng hào: Bí quyết sống thọ không phải là đi bộ nhiều mà nằm ở "3 từ"

Sống khỏe 31/05/2024 11:39

Nếu như nhiều người cao tuổi khác gặp khó khăn khi di chuyển, hay đầu óc không còn minh mẫn thì bà Lâm vẫn có thể bước đi một cách nhanh nhẹn, bà được đánh giá là rất sáng suốt, tinh tường...

Cụ Lâm năm nay đã 106 tuổi, sống tại thành phố Tương Tây, Trung Quốc cùng người con trai út. Người dân các làng xung quanh đều biết đến cụ Lâm và ai cũng ngưỡng mộ vì bà không chỉ có thể sống lâu mà còn sống khỏe. 

Nếu như nhiều người cao tuổi khác gặp khó khăn khi di chuyển, hay đầu óc không còn minh mẫn thì bà Lâm vẫn có thể bước đi một cách nhanh nhẹn, bà được đánh giá là rất sáng suốt, tinh tường...

Cụ bà 106 tuổi nhưng mạch máu trẻ như 60, da mặt sáng khỏe hồng hào: Bí quyết sống thọ không phải là đi bộ nhiều mà nằm ở '3 từ' - Ảnh 1

Cụ Lâm năm nay đã 106 tuổi, sống tại thành phố Tương Tây, Trung Quốc.

Hơn nữa, bà Lâm có nước da hồng hào quanh năm và hiếm khi ốm đau. Khi đi khám sức khỏe, các bác sĩ lần nào cũng nói mạch máu của bà Lâm "trẻ" như người mới 60. Bất cứ khi nào mọi người hỏi về bí quyết sống lâu của bà, bà nói nó không đến từ việc đi bộ nhiều như mọi người vẫn nghĩ. Câu trả lời chính là 3 từ:

 Dưỡng mạch máu.

Nhưng thế nào mới được coi là dưỡng mạch máu đúng cách? Bà Lâm nói: Bà từng đọc một tục ngữ nói rằng nếu mạch máu bị tắc nghẽn thì sẽ gây ra đủ thứ bệnh, sau này bà mới nhận ra câu nói này rất có lý.

Cụ bà 106 tuổi nhưng mạch máu trẻ như 60, da mặt sáng khỏe hồng hào: Bí quyết sống thọ không phải là đi bộ nhiều mà nằm ở '3 từ' - Ảnh 2

Như chúng ta đã biết, mạch máu là kênh dẫn máu đi khắp cơ thể. Nếu mạch máu bị tắc nghẽn thì nhiều cơ quan sẽ bị thiếu máu, không nhận đủ dinh dưỡng và mất đi sức sống. Từ đó, một loạt bệnh sẽ xuất hiện bao gồm bệnh tim mạch, mạch máu não...

Vì vậy, mạch máu khỏe mạnh, đàn hồi là sự đảm bảo cho sức khỏe và tuổi thọ của con người. 

Bí quyết sống lâu của bà Lâm không phải đi bộ nhiều mà là làm tốt 2 việc

1. Ăn nhiều kiều mạch

Bà Lâm sống tiết kiệm nhưng riêng trong chuyện ăn uống bà luôn rất thận trọng. Bà thường chú ý ăn uống cân bằng giữa thịt và rau, không bao giờ cố ăn quá nhiều thịt. Ngoài ra, bà cũng ăn thêm cá, thịt gà để đảm bảo có đầy đủ dinh dưỡng.

Cụ bà 106 tuổi nhưng mạch máu trẻ như 60, da mặt sáng khỏe hồng hào: Bí quyết sống thọ không phải là đi bộ nhiều mà nằm ở '3 từ' - Ảnh 3

Bà Lâm rất thích kiều mạch và thường dùng bột kiều mạch làm bánh. So với gạo trắng thì kiều mạch lành mạnh hơn do có chứa bioflavonoid và selen có thể loại bỏ các gốc tự do, sửa chữa các tế bào, giúp cải thiện độ nhạy của insulin. Vừa có hiệu quả trong việc phòng ung thư, lại giúp chống bệnh tiểu đường.

Hơn nữa, kiều mạch còn có thể hỗ trợ làm giảm mỡ máu, góp phần nuôi dưỡng một mạch máu khỏe.

2. Duy trì tâm trạng vui vẻ

Bà Lâm có một gia đình hạnh phúc, các con trai và cháu trai của bà đều rất hiếu thảo. Lúc nào bà con trong làng cũng thấy bà Lâm sống vui vẻ, lạc quan. Nghiên cứu cho thấy, khi con người cảm thấy hạnh phúc thì cơ thể sẽ tiết ra hormone endorphin, giúp giảm căng thẳng và tác động tích cực đến hệ thống tim mạch. 

Niềm vui cũng giúp giảm huyết áp, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các vấn đề về tim mạch khác. Khi tâm trạng tốt, chúng ta thường chăm sóc sức khỏe tốt hơn, có lối sống lành mạnh hơn, từ đó duy trì hệ thống mạch máu khỏe mạnh.

Người già sống lâu thường có hai thói quen này, bạn có không?

Thứ nhất, yêu thích vận động. Quá trình vận động có thể cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường hệ miễn dịch, giúp tim mạch khỏe mạnh, cải thiện sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng giúp kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng, và cải thiện sức khỏe tinh thần, tất cả đều đóng góp vào tuổi thọ dài lâu. 

Thứ hai là khám sức khỏe định kỳ. Điều này rất quan trọng với người cao tuổi, người trung niên. Việc phát hiện kịp thời bệnh tật rồi điều trị ở giai đoạn sớm là cách để chúng ta tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

Người đàn ông có dấu hiệu Alzheimer từ 10 năm trước nhưng không nhận ra: 4 thói quen âm thầm gây mất trí nhớ, sau tuổi 40 càng phải lưu tâm

Ngay từ 10 năm trước, ông Khổng đã bị suy giảm trí nhớ, chỉ là không ai để ý đến điều đó. Triệu chứng hay quên của ông ngày càng rõ ràng hơn.

TIN MỚI NHẤT