Cảnh giác: Những vấn đề ở vùng kín tưởng bình thường nhưng lại có thể "tẩm ngẩm tầm ngầm mà giết voi"

Sống khỏe 02/10/2018 05:15

Mụn rộp sinh dục không phải là nguyên nhân duy nhất khiến vùng kín của bạn phát ban mẩn đỏ.

Alyssa Dweck, bác sĩ phụ khoa tại Trung tâm CareMount Medical ở New York kiêm đồng tác giả của cuốn The Complete A to Z for Your V cho biết, hầu hết mọi người cho rằng bản thân mắc ung thư hay mụn rộp sinh dục khi nhận thấy những nốt đỏ xuất hiện trong vùng kín. Trên thực tế, hiện tượng này lại không gây nguy hiểm và chỉ diễn ra tạm thời.

Mụn rộp sinh dục không được mô tả giống như những vết sưng. Chúng là mụn nước, có khả năng loét ra, chảy mủ, đóng vảy và gây đau đớn. Do đó, mọi người nên đến bác sĩ kiểm tra chỉ khi nhận thấy âm đạo nổi những nốt đỏ nhỏ gây đau đớn kéo dài. Các hiện tượng khác thường vô hại hoặc có thể chữa trị được. Dưới đây nguyên nhân khiến vùng kín nổi nốt đỏ.

Cảnh giác: Những vấn đề ở vùng kín tưởng bình thường nhưng lại có thể 'tẩm ngẩm tầm ngầm mà giết voi' - Ảnh 1

Mụn nhọt

Mọi người thường nghĩ mụn nhọt sẽ biến mất khi bản thân qua tuổi thiếu niên nhưng trên thực tế, tình trạng này vẫn có thể kéo dài dai dẳng cho tới khi bạn trưởng thành. Không chỉ ở mặt, mụn nhọt cũng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm cả âm đạo. Chúng có hình dạng giống mụn trứng cá đỏ, dễ bị kích thích và chảy mủ.

Đây là hiện tượng vô hại và mụn trứng cá âm đạo thường tự biến mất sau một thời gian. Do đó, bạn không nên can thiệp và để cho làn da ở khu vực này tự lành lại.

Kích ứng da

Loại bỏ lông ở vùng kín sẽ gây nên những vấn đề bạn không ngờ tới. Bên cạnh nguy cơ gây mỏng da, đỏ và ngứa, việc làm này cũng có thể dẫn đến hiện tượng lông mọc ngược và viêm nang lông .

Với việc làm sạch vùng kín bằng chất tẩy rửa, cạo hoặc tẩy lông, bạn đã vô tình khiến lông ở khu vực này bị mắc kẹt dưới da và nhiễm trùng, làm xuất hiện những nốt đỏ khó chịu. Tránh cạo lông trong một đến hai tuần sẽ ngăn ngừa tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Eve Espey, giáo sư kiêm trưởng khoa sản phụ khoa tại Đại học Y New Mexico cho biết, các triệu chứng khó chịu có xu hướng tự biến mất nếu bạn không tiếp tục gây kích ứng trên da.

Cảnh giác: Những vấn đề ở vùng kín tưởng bình thường nhưng lại có thể 'tẩm ngẩm tầm ngầm mà giết voi' - Ảnh 2

U nang bã nhờn

Ngồi trên bàn làm việc cả ngày, tập luyện thường xuyên hoặc mặc đồ lót bó có thể khiến âm đạo bị bí khí.

Khu vực vùng kín bị ngột ngạt và cọ xát không ngừng bởi quần áo có thể dẫn đến sự tăng trưởng của u nang bã, những nốt đỏ chứa chất lỏng có dạng giống mụn trứng cá. Chúng thường được tìm thấy ở khu vực háng và gây viêm nhiễm. Làm sạch vùng kín hoặc nhờ sự trợ giúp của bác sĩ có thể làm loại bỏ u nang bã nhờn này.

Mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục là một dạng nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do siêu vi papilon ở người gây nên. Mụn cóc này sở hữu kích thước nhỏ, màu da người hoặc tối hơn và thô ráp, trơn nhẵn.

Mụn cóc không gây nên những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Dù vậy, hầu hết chị em phụ nữ vẫn tìm cách loại bỏ chúng vì lo ngại về vấn đề thẩm mỹ. Tuy mụn cóc sinh dục không gây hại, mọi người vẫn nên kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện tình trạng này. Chúng có thể liên quan tới nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và các vấn đề sức khỏe khác.

Cảnh giác: Những vấn đề ở vùng kín tưởng bình thường nhưng lại có thể 'tẩm ngẩm tầm ngầm mà giết voi' - Ảnh 3

Mụn cóc sinh dục là một dạng nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do siêu vi papilon ở người gây nên.

Nang tuyến Bartholin

Allison Hill, bác sĩ phụ khoa tại Bệnh viện Good Samaritan ở Los Angeles kiêm đồng tác giả của cuốn The Mommy Docs' Ultimate Guide to Pregnancy and Birth cho biết, nếu những nốt đỏ sưng tấy xuất hiện bất thường xung quanh âm đạo, đó có thể là nang tuyến Bartholin.

Các tuyến ở mỗi bên âm đạo làm nhiệm vụ tiết chất nhờn và bôi trơn trong quá trình quan hệ. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể bị ức chế và gây tích trữ chất lỏng. Các u nang không có khả năng chứa những chất dịch này nên gây ra tình trạng nhiễm trùng chảy mủ và đau đớn.

Nếu u nang nhỏ và không đau, bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên can thiệp và để chúng tự biến mất. Trong trường hợp nghiêm trọng, họ sẽ kê thuốc kháng sinh và tiến hành cắt bỏ khối u.

Lông mọc ngược

Xoắn và cuộn vào nhau là hình dạng đặc trưng của lông mu. Hình dạng này gây nên một số nhược điểm: khiến những sợi lông có xu hướng chui vào da, làm xuất hiện tình trạng lông mọc ngược. Lý do phổ biến nhất gây nên những nốt sưng đau quanh vùng âm đạo là lông mọc ngược.

Dù khá hiếm, chúng có thể gây viêm nhiễm, ngứa ngáy và khó chịu. Bạn có thể sử dụng nhíp và một tấm gương để tự loại bỏ lông mọc ngược. Nếu các vết sưng không biến mất hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng, đau hoặc chảy mủ, hãy tới bác sĩ để kiểm tra.

Cảnh giác: Những vấn đề ở vùng kín tưởng bình thường nhưng lại có thể 'tẩm ngẩm tầm ngầm mà giết voi' - Ảnh 4

U mềm lây

Tuy mang một cái tên đáng sợ, u mềm lây là tình trạng khá phổ biến và lành tính. Triệu chứng duy nhất là sự xuất hiện của những mụn nhỏ có hình ngọc trai do da bị nhiễm trùng vì virus truyền nhiễm. Đôi khi, chúng có thể phát triển lớn, chuyển sang màu đỏ, ngứa và rỉ mủ.

Những vết sưng này có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên da, bao gồm cả mặt, bàn tay và bộ phận sinh dục. Bệnh lây truyền thông qua tiếp xúc da thịt với người khác. Nếu các vết sưng chảy mủ, chúng sẽ dễ dàng lây lan. Bạn có thể vô tình lan truyền chúng đến các bộ phận khác trên cơ thể khi gãi.

Đối với hầu hết mọi người, các vết sưng sẽ biến mất mà không cần điều trị trong vòng vài tháng. Tuy nhiên nếu có vấn đề miễn dịch, bạn cần điều trị y tế càng sớm càng tốt.

Nhiễm trùng tuyến mồ hôi

Tuyến mồ hôi hiện diện ở khắp mọi nơi, kể cả khu vực vùng kín. Những tuyến mồ hôi này có thể bị nhiễm trùng, gây sưng đau dai dẳng.

Phụ nữ mặc quần bó có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng này cao, đặc biệt nếu bạn không tắm ngay lập tức sau khi tập luyện. Mặc vải không thấm mồ hôi sẽ khiến tuyến mồ hôi bị tắc và gây nhiễm trùng.

Vệ sinh đúng cách, làm sạch vùng kín thường xuyên và thay quần áo khô là biện pháp hàng đầu nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện của các nốt này. Nếu chúng không tự biến mất, bạn hãy tìm tới sự trợ giúp của các chuyên gia.

Cảnh giác: Những vấn đề ở vùng kín tưởng bình thường nhưng lại có thể 'tẩm ngẩm tầm ngầm mà giết voi' - Ảnh 5

Bệnh giang mai

Theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, căn bệnh truyền nhiễm không còn xa lạ này ảnh hưởng tới hơn 20% phụ nữ trong năm qua tại Mỹ.

David Diaz, nhà nội tiết học kiêm chuyên viên phụ khoa tại Trung tâm Y tế Orange Coast ở Fountain Valley, California cho biết, dấu hiệu đầu tiên của bệnh giang mai là sự xuất hiện của một hay nhiều vết sưng nhỏ, không đau tại nơi nhiễm trùng, thường là bộ phận sinh dục hoặc miệng. Các vết sưng kéo dài trong 3 - 6 tuần rồi tự biến mất. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh giang mai có thể đe dọa tới tính mạng của bạn.

Bệnh truyền nhiễm này có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần đến bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt.

Tuyệt đối không chủ quan khi thấy những dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm vùng kín sau

Một số biểu hiện dưới đây có thể cảnh báo tình trạng viêm nhiễm ở vùng kín cần đặc biệt chú ý.

TIN MỚI NHẤT