Bị chẩn đoán viêm phổi, người phụ nữ sững sờ khi biết nguyên nhân từ 1 thói quen trong nhà

Sống khỏe 10/12/2018 05:15

Thấy cơ thể không khỏe, thường ho lại sốt cao, bà Triệu ở Vũ Hán (Trung Quốc) quyết định đi khám và nhận được kết quả viêm phổi.

Gần đây, thời tiết lạnh, bà Triệu, 52 tuổi sống ở Vũ Hán, Trung Quốc thường đóng kín cửa sổ để tránh khói bụi và gió lạnh. Vì đóng cửa nên phòng khá bí, bà thường mở máy tạo độ ẩm trong phòng khách và phòng ngủ.

Ngày 2/12, bà Triệu bắt đầu ho, tức ngực, đau họng và sốt. Sáng hôm sau, bà quyết định đến Bệnh viện Trung ương Vũ Hán khám, kết quả cho thấy bà bị viêm phổi do nấm. Hóa ra nguyên nhân cũng từ chiếc máy tạo độ ẩm của bà Triệu đã được sử dụng 6 năm qua và chưa từng được vệ sinh.

Bị chẩn đoán viêm phổi, người phụ nữ sững sờ khi biết nguyên nhân từ 1 thói quen trong nhà - Ảnh 1

Trước đó, cũng đã có một bệnh nhân nam 50 tuổi tới phòng khám trong tình trạng ho, tức ngực, sốt và đau họng. Ông được chẩn đoắn mắc bệnh viêm phổi Legionella. Được biết ông cũng thường dùng máy tạo độ ẩm trong gia đình.

Tại sao dùng máy tạo độ ẩm lại gây bệnh?

Bác sĩ Zhu Bo, khoa Hô Hấp của Bệnh viện thuộc Đại học giao thông Tây An giải thích: Cơ thể con người chỉ cần khoảng 50% độ ẩm sẽ cảm thấy thoái mái, nếu độ ẩm không khí dưới 40%, căn phòng sẽ dễ trở thành nơi ẩn chứa virus cảm lạnh, là mảnh đất màu mỡ cho vi khuẩn phát triển.

Nếu độ ẩm giảm dưới 30%, nó có thể gia tăng độ nhớt máu, gây giảm huyết áp và đau thắt ngực cũng như các bệnh tim mạch khác. Không khí khô thường gây khô miệng và mũi, và nó cũng làm tăng sự mất nước trong cơ thể và gây ra các nếp nhăn trên da.

Bị chẩn đoán viêm phổi, người phụ nữ sững sờ khi biết nguyên nhân từ 1 thói quen trong nhà - Ảnh 2

Trong môi trường này, khả năng miễn dịch của con người và sức đề kháng hô hấp giảm, dễ mắc các bệnh đường hô hấp. Một số bệnh mãn tính như viêm phế quản mãn tính và hen suyễn cũng có thể tái phát vào lúc này.

Tuy nhiên, sử dụng máy tạo độ ẩm trong một thời gian dài để cải thiện không khí cũng không phải là điều tốt. Nếu độ ẩm quá cao, sức đề kháng hô hấp cũng sẽ giảm, và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.

Lời khuyên của bác sĩ Zhu là:

- Khi nhiệt độ trong nhà là khoảng 18 - 20 độ, độ ẩm phải là 30% - 40%;

- Khi nhiệt độ từ 23 - 25 độ C, độ ẩm phải được kiểm soát ở mức 40% - 50%;

Những lưu ý khi dùng máy tạo độ ẩm

- Thay nước cho máy tạo độ ẩm mỗi ngày, nên dùng nước sạch

- Thường xuyên lau chùi sạch sẽ

- Không pha thêm các thành phần như giấm, tinh dầu, thuốc khử trùng. Tuy chúng có thể tạo mùi thơm nhưng sẽ khiến mũi nhạy cảm hơn, kích thích khứu giác, đặc biệt là trẻ nhỏ nếu thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất này, dễ bị viêm mũi dị ứng và thậm chí cả các bệnh dị ứng như hen suyễn.

- Bệnh nhân bị viêm khớp và tiểu đường nên sử dụng máy làm ẩm cẩn thận. Khi sử dụng máy tạo độ ẩm, sau 2 tiếng nên tắt máy để không khí trong nhà lưu thông.

Sửa ngay những thói quen ăn uống tai hại này nếu không muốn dạ dày bị xuống cấp nghiêm trọng

Để không gặp phải những căn bệnh về dạ dày, bạn nên từ bỏ ngay một số thói quen ăn uống sai lầm sau.

TIN MỚI NHẤT