Béo bụng vì rối loạn nội tiết

Sống khỏe 02/03/2021 08:32

Nghiên cứu cho thấy sự rối loạn nội tiết nữ có thể gây tăng cân và tích mỡ ở bụng, nếu không khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và vóc dáng về sau.

Béo bụng luôn là nỗi ám ảnh của không ít chị em khiến họ luôn cảm thấy tự ti về ngoại hình. Tình trạng này thường bắt nguồn từ nhiều thói quen xấu như lười vận động, ăn nhiều thực phẩm chế biến hay ngủ nhiều… Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp, dù không phạm những việc trên nhưng bụng vẫn to như béo phì. Đó rất có thể là nguyên nhân của chứng rối loạn nội tiết.

Không cảm thấy no sau khi ăn

Béo bụng vì rối loạn nội tiết  - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Nếu bạn gặp tình trạng dù ăn rất nhiều nhưng không cảm thấy no thì phải chú ý. Điều này có thể xảy ra do cơ thể đang bị rối loạn nội tiết. Nó tác động đến hormone điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể, khiến bạn không có cảm giác no dù đã ăn rất nhiều.

Cụ thể, estrogen suy giảm làm ảnh hưởng đến leptin – một hormone ức chế cơn đói và tạo cảm giác no. Khi lượng leptin trong cơ thể bị mất cân bằng, bạn sẽ dễ tăng cân, béo phì và tích mỡ vùng bụng do ăn quá nhiều.

Luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng

Cảm giác căng thẳng luôn thường trực ở những người bận rộn, từ công việc cho đến chuyện riêng đều khiến họ phải buồn phiền. Khi stress quá độ, tuyến thượng thận sẽ tiết ra nhiều cortisol hơn so với nhu cầu của cơ thể. Nếu dư thừa loại hormone căng thẳng này, bạn sẽ mất khả năng kiểm soát cân nặng và tích mỡ bụng.

Chỉ tăng cân ở vùng bụng

Có nhiều phụ nữ dù đã ra sức ăn kiêng, tập luyện nhưng chỉ bị béo bụng, còn những nơi khác đều săn chắc và thon gọn. Nguyên do ban đầu chính vì sự suy giảm estrogen, khiến nhóm người này bị tăng mỡ nhiều ở vùng quanh bụng và cánh tay. Bên cạnh đó, họ còn dễ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch hơn hẳn.

Béo bụng vì rối loạn nội tiết  - Ảnh 2
Ảnh minh họa

Ngoài ra, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh có xu hướng béo bụng rõ rệt khi nội tiết tố estrogen bị sụt giảm.

Thèm ăn đồ ngọt

Béo bụng vì rối loạn nội tiết  - Ảnh 3
Ảnh minh họa

Tình trạng kháng insulin trong cơ thể có thể làm ảnh hưởng tới các hormone quan trọng khác, trong đó có leptin.Nồng độ insulin tăng lên sẽ làm leptin tăng theo. Dư thừa leptin dẫn tới tình trạng rối loại chức năng của các thụ thể leptin. Những thụ thể này không thể gửi tín hiệu đến não để trì hoãn cơn đói khi đó sẽ luôn ở trọng tình trạng thèm ăn đồ ngọt.

Mật ong là "thuốc tiên" của tuổi thọ nhưng đây là 4 thời điểm chúng trở nên độc hại cho cơ thể, nên cảnh giác khi dùng

Dù mật ong có tính kháng khuẩn nhưng có thể gây bệnh cho người dùng khi bị nhiễm bẩn, bảo quản không đúng cách hoặc giảm tác dụng theo thời gian...

TIN MỚI NHẤT