Nhiều người bệnh tiểu đường vì lo ngại đường trong trái cây sẽ làm tăng chỉ số đường huyết mà loại bỏ những loại quả yêu thích của mình ra khỏi khẩu phần ăn. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm.
- Tác dụng không ngờ của việc ăn một quả táo mỗi ngày nhưng 3 thời điểm này thì được khuyến cáo không nên ăn
- Thanh long ruột đỏ và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, nhưng 4 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn
Trái cây là một trong những thực phẩm tự nhiên lành mạnh, nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong đó phải kể đến: chất xơ, vitamin và khoáng chất, các chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật khác.
Nhiều bệnh nhân tiểu đường chưa hiểu hết về hàm lượng đường trong trái cây mà thường ăn quá mức hoặc loại bỏ hẵn ra khỏi thực đơn. Thực tế có một số loại trái cây có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao vì chúng giải phóng đường vào máu quá nhanh. Nhưng cũng có những loại giàu dinh dưỡng lại có khả năng kiểm soát đường máu, giảm mỡ máu và hạ huyết áp.
Chúng ta hãy cùng xem qua danh sách những loại trái cây mà bệnh nhân tiểu đường nên và không nên ăn nhé.
4 nhóm trái cây người bị tiểu đường nên ăn
Dâu tây, việt quất, mâm xôi, nho đen
Đây là nhóm quả mọng chứa nhiều chất xơ, kali, mangan, magie, folate, vitamin C, các chất chống oxy hóa... đồng thời có khả năng kiểm soát đường máu, giảm mỡ máu và hạ huyết áp.
Bưởi, cam, quýt
Nước ép bưởi có tác dụng giảm đường huyết nhờ tác động tương tự như insulin. Tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường nếu đang dùng nhóm thuốc statin để hạ mỡ máu thì không nên ăn bưởi gần với thời điểm dùng thuốc. Vì nó có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu cơ vân, độc cho gan, thận. Với các loại thuốc điều trị khác cũng cần uống cách xa thời điểm ăn bưởi ít nhất là 2 giờ để tránh làm tăng hoạt tính hoặc độc tính của thuốc.
Bơ, oliu
Bơ, oliu là nhóm quả giàu chất béo cung cấp chất béo tốt, chất xơ hòa tan, axit amin, vitamin B và các khoáng chất tốt như magie và kali, chống oxy hóa, các vitamin A, E và sắt, kẽm, canxi
Ổi, táo, lê, đào
Đây là nhóm trái cây có hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin C, A và kali. Dưa hấu chứa nguồn vitamin dồi dào như vitamin A, vitamin C, vitamin B, chất xơ, sắt, canxi, kali, magie,.....
5 nhóm trái cây người bị tiểu đường nên hạn chế tối đa
Sầu riêng, mít
Các tính toán cho thấy, phần thịt của 3 hạt sầu riêng tương đương với lượng đường của 1 lon cocacola hoặc một bát cơm trắng. Nếu bạn rất thích ăn loại quả này, chỉ nên ăn khoảng 1/2 múi sầu riêng hoặc 2 - 3 múi mít.
Xoài chín
Trên thực tế, xoài là một quả rất tốt với người tiểu đường. Mặc dù có chứa đường, nhưng người ta tìm thấy trong vỏ xoài xanh có hợp chất giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên khi để xoài quá chín sẽ dễ làm tăng đường huyết hơn xoài chưa chín kỹ. Mỗi lần ăn nhiều nhất là 1 múi xoài nhỏ và ăn cách xa bữa ăn (có thể thay thế bữa phụ).
Chuối chín trứng cuốc
Trong các loại hoa quả, chuối là một loại có vị ngọt hơn hẳn, nhất là khi chuối chín kỹ (chín trứng quốc) đồng nghĩa với điều này là hàm lượng đường cũng khá cao. Do vậy, người bệnh tiểu đường nếu muốn ăn chuối chỉ nên ăn khoảng 1/2 quả.
Vải thiều, nhãn
Vải thiều và nhãn chín chứa hàm lượng đường khá cao và ít chất xơ. Mặc dù bổ dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường nên ăn hạn chế. Có thể ăn một vài quả, nhưng cần ăn quả tươi và ăn vào bữa ăn phụ hoặc cách xa bữa ăn.
Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mọi người nên ăn trái cây xen kẽ các bữa ăn chính, (tức là các bữa phụ sáng và chiều, hay nói cách khác nên ăn trái cây trước bữa cơm 1-2 tiếng. Ngoài ra bạn cần lưu ý không nên ăn quá nhiều trái cây trước giờ ngủ. Đồng thời cũng lưu ý với người bị tiểu đường thì lượng trái cây ăn mỗi lần ăn không nên quá 150 gam.