Sự bất thường của nhu động ruột lâu dài cũng sẽ gây ra những cơn đau thắt bụng kéo dài. Nếu các tế bào ung thư tiếp tục ăn mòn trong ruột, dẫn đến loét và nhiễm trùng, gây vùng bụng.
- Ba cha con cùng bị ung thư, bác sĩ chỉ ra 9 nguyên tắc ngừa ung thư
- Ca mổ bắt con cho sản phụ ung thư giai đoạn cuối
Tỷ lệ mắc ung thư đường ruột ngày nay đang gia tăng đột biến. Nhiều người bị ung thư nhưng đều không hay biết cho đến giai đoạn cuối, lúc này tỉ lệ sống sót rất thấp, mọi phương pháp điều trị đều không có tác dụng. Vì vậy, để mọi người dễ dàng phát hiện ung thư tại nhà, các chuyên gia đã chỉ ra hai loại đau đớn báo hiệu rõ nhất cho bệnh ung thư đường ruột:
1. Đau bụng kéo dài
Sự bất thường của nhu động ruột lâu dài cũng sẽ gây ra những cơn đau thắt bụng kéo dài. Nếu các tế bào ung thư tiếp tục ăn mòn trong ruột, dẫn đến loét và nhiễm trùng, gây đau vùng bụng. Ngoài ra nếu cơn đau dai dẳng không dứt và trên bụng có dấu hiệu sưng cứng bất thường bạn cần đặc biệt đến bệnh viện kiểm tra sớm.
2. Đau hậu môn
Đau do ung thư đại trực tràng thường là đau bụng ở phần dưới bên trái. Lúc bệnh còn nhẹ, những cơn đau sẽ đến ngẫu nhiên không báo trước. Nhưng khi ung thư đại tràng ở giai đoạn tiến triển, cơn đau sẽ lặp lại liên tục và mức độ đau tăng lên nhiều lần. Nếu khối u phát triển gần hậu môn sẽ gây ra đau đớn bất thường ở đây, vì vậy đòi hỏi chúng ta phải phân biệt cẩn thận.
Đặc biệt, 4 kiểu người nên cảnh giác với các tín hiệu trên:
- Người hút thuốc và uống rượu: Hút thuốc và nghiện rượu không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư phổi mà còn làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Theo thống kê, uống 45 gram rượu mỗi ngày làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng lên 1,41 lần và hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng lên 1,2 lần.
-Người ít vận động: Lười vận động sẽ làm giảm nhu động ruột, gây táo bón và gây béo phì, trong khi những người béo phì bị ung thư đại trực tràng có khả năng tăng cân bình thường gấp 1,45 lần.
- Những người có chế độ ăn không lành mạnh: Ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn sẵn,... trong một thời gian dài sẽ làm giảm lượng chất xơ nạp vào, từ đó làm giảm chức năng nhu động của ruột, dễ gây táo bón, tăng nguy cơ ung thư đường ruột.
- Người có đại tràng yếu: Ở những người bị có đại tràng yếu, đường ruột sẽ dễ bị viêm loét, quá trình điều trị cũng khó phục hồi hơn. Theo thời gian, nó có khả năng xấu đi và phát triển thành ung thư.
Bệnh nhân viêm ruột nên ăn gì?
Người bị viêm đại tràng cần ăn đủ các thực phẩm cần thiết để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, năng lượng tùy theo cân nặng và mức độ vận động của cơ thể. Nên ăn uống điều độ, không quá kiêng khem, tránh tình trạng suy dinh dưỡng. Đặc biệt với những người bị bệnh này nên sử dụng nhiều thực phẩm như:
- Thực phẩm nhiều chất đạm từ cá, sữa đâu nành, sữa không chứa lactose. Đối với thịt nên sử dụng thịt ninh kỹ hoặc thịt xay nhỏ vo viên, điều này giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn, tránh dạ dày và đại tràng hoạt động mạnh.
- Hoa quả và rau xanh để bổ sung chất xơ cho cơ thể, tránh táo bón đối với bệnh nhân bị viêm đại tràng như có hiện tượng táo bón.
- Thức ăn có chứa nhiều chất cellulose như: khoai lang, khoai mì, đậu đen, rau muống, đậu nành hay sầu riêng…