Bác sĩ bị ung thư 7 năm, tiểu đường 12 năm vẫn sống khỏe nhờ 5 phương pháp đơn giản

Sống khỏe 14/01/2019 05:05

“Tôi đã bị u đa tủy trong 7 năm và bị bệnh tiểu đường trong 12 năm. Trong những năm này chiến đấu với căn bệnh, tôi cũng đã thu được một số kinh nghiệm, hiện tại tôi vẫn sống khỏe và bây giờ tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm này với mọi người”.

Bài viết dưới đây chính là chia sẻ của bác sĩ Trịnh Di Hà, nguyên trưởng Khoa Nội của Bệnh viện Bình An (Bắc Kinh) đã về hưu, từng bị mắc bệnh ung thư và tiểu đường.

Đầu năm 2019, tôi đã nhận được kết quả kiểm tra sức khỏe của Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Bắc Kinh, nhìn kết quả sức khỏe tốt, tôi rất tự tin trong cuộc chiến chống lại bệnh tật. Những kết quả này không thể tách rời 5 điều dưới đây.

1. Tâm trạng luôn vui vẻ và thản nhiên đối diện với bệnh tật

Bác sĩ bị ung thư 7 năm, tiểu đường 12 năm vẫn sống khỏe nhờ 5 phương pháp đơn giản - Ảnh 1

Năm nay tôi đã 68 tuổi, tuổi cao thì với việc suy giảm chức năng các cơ quan trong cơ thể, mắc một số bệnh là điều bình thường. Do đó chúng ta không cần phải hoang mang, lo sợ và cố gắng dũng cảm tiếp nhận sự thật và đối diện với bệnh tật.

Bệnh tiểu đường và bệnh ung thư của tôi đã trở thành bệnh mãn tính, nên để chống lại được 2 căn bệnh này tôi cần phải giữ tâm trạng tốt, sống lạc quan, tránh bị kích động tâm lý, điều này là mấu chốt để đạt mục tiêu sống trường thọ.

2. Tăng cường tập thể dục để nâng cao thể chất

Bác sĩ bị ung thư 7 năm, tiểu đường 12 năm vẫn sống khỏe nhờ 5 phương pháp đơn giản - Ảnh 2

Cuộc sống khỏe mạnh cũng quyết định ở vận động, mọi người đều biết đến lợi ích của tập luyện thể dục: Tập thể dục có thể giúp kiểm soát cân nặng, giúp giảm đường trong máu, cải thiện tình trạng kháng insulin, tập thể dục có thể chống ung thư, tăng cường chức năng miễn dịch, còn giúp tăng cường chức năng tim và phổi.

Đối với tôi bất kể là mùa đông hay mùa hè tôi đều kiên trì thập thể dục. Mỗi ngày tôi cố gắng đi khoảng 1000 bước, khi mệt thì sẽ nghỉ, đặc biệt trong khi tập thể dục tôi thường uống nước, chia thành các ngụm nhỏ để tránh cơ thể bị mất nước. Tôi luôn tin rằng không có loại thuốc hay sản phẩm chăm sóc sức khỏe nào có thể thay thế tập thể thao. Tập thể dục mỗi ngày chính là mang lại sức sống cho cơ thể, kiền trì luyện tập thể thao có thể giúp tạo ra những điều kỳ diệu.

3. Uống nhiều nước lọc

Bác sĩ bị ung thư 7 năm, tiểu đường 12 năm vẫn sống khỏe nhờ 5 phương pháp đơn giản - Ảnh 3

Sau khi tôi bị bệnh, mặc dù tôi kiểm soát rất tốt lượng đường trong máu, nhưng tôi vẫn thường xuyên cảm thấy khô họng, đặc biệt là vào ban đêm, điều này có nghĩa là cơ thể đang báo hiệu bị thiếu nước.

Nước là một phần vô cùng quan trọng trong cơ thể, muốn thuốc chuyển hóa cần nước, tế bào chuyển hóa cũng cần nước, đào thải độc tố cũng cần nước. Do vậy chúng ta phải nuôi dưỡng thói quen chủ động uống nước mỗi ngày, chứ không phải đợi khi cơ thể ra tín hiệu như cảm thấy khát mới uống nước.

Mỗi ngày tôi cố gắng duy trì uống 2,5 lít nước lọc, chính thói quen này còn giúp tôi loại bỏ được chứng táo bón nhiều năm mà không cần dùng thuốc.

4. Kiên trì uống thuốc, thường xuyên khám định kỳ

Bác sĩ bị ung thư 7 năm, tiểu đường 12 năm vẫn sống khỏe nhờ 5 phương pháp đơn giản - Ảnh 4

Ngoài việc uống thuốc hạ đường huyết, hạ lipid máu và thuốc chống tiểu cầu, tôi còn phải dùng thuốc chống khối u. Mỗi loại thuốc đều có những đặc điểm và cách sử dụng riêng, do đó tôi luôn làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, tôi còn tìm hiểu thêm về các đặc điểm của thuốc mà bản thân đang dùng để hiểu kỹ hơn về căn bệnh của mình.

Tôi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để theo dõi sự thay đổi của bệnh tật, ở nhà thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, thông báo kịp thời với bác sĩ, đây cũng là vũ khí kỳ diệu để tôi sống “hài hòa” với căn bệnh này.

5. Phòng ngừa cảm lạnh và nhiễm trùng

Bác sĩ bị ung thư 7 năm, tiểu đường 12 năm vẫn sống khỏe nhờ 5 phương pháp đơn giản - Ảnh 5

Cảm lạnh và nhiễm trùng có thể gây ra biến động lượng đường trong máu và bệnh ung thư cũng dễ nhân cơ hội để “làm loạn”. Những người bị bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng hơn người bình thường, và khả năng hồi phục sau khi bị thương cũng rất lâu.

Cách đây 3 tháng tôi vô tình dứt một miếng da nhỏ ở cạnh móng tay của ngón út. Lúc này tôi không để ý, cũng không khử trùng, còn làm việc bình thường. Kết quả 3 ngày sau, đầu ngón tay út bị sưng và rất đau.

Khi đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ nói mô mềm đã có mủ, bác sĩ trích ra khá nhiều dịch mủ. Sau đó, tôi phải truyền dịch và chống viêm, thay băng thường xuyên, 2 tuần sau tôi mới lành vết thương. Nếu chỉ cần muộn 2 ngày nữa không đến bệnh viện, mủ sẽ tiếp tục lan rộng và toàn bộ bàn tay gặp nguy hiểm và hậu quả sẽ không tưởng tượng được.

Bữa tối quyết định tuổi thọ? Chuyên gia dinh dưỡng: Bữa tối lành mạnh, không thể phạm bốn sai lầm

Một bữa ăn tối như thế nào được xem là tốt nhất? 4 vấn đề sau đây chính là câu trả lời. Ai làm được, người đó sẽ có cơ hội khỏe mạnh hơn so với những người khác.

TIN MỚI NHẤT