Nồng độ hemoglobin cao là một vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe không chỉ đối với người lớn mà cả trẻ em.
- Loại bỏ mỡ bụng, tạo cơ 6 múi chỉ trong 30 ngày: Dáng đẹp không khó, khó là ở sự quyết tâm
- 5 lý do dù bạn ngủ đủ giấc nhưng cả ngày vẫn luôn mang cảm giác mệt mỏi, uể oải, không thể tập trung làm việc
Các tế bào hồng cầu và hemoglobin (huyết sắc tố) là những thành phần hết sức quan trọng trong máu. Số tế bào hồng cầu càng nhiều đồng nghĩa với việc bạn càng có nhiều hemoglobin. Vai trò của chúng là vận chuyển, cung cấp oxy cho các bộ phận cơ thể.
Các tế bào hồng cầu và hemoglobin (huyết sắc tố) là những thành phần hết sức quan trọng trong máu.
Khi lượng hemoglobin trong máu biến đổi, chúng sẽ gây nên những vấn đề sức khỏe đáng kể, bao gồm chứng bệnh tăng hồng cầu làm bạn mệt mỏi nhức đầu, mặt đỏ và suy giảm thị lực. Khi hàm lượng hemoglobin trong máu cao có thể cản trở lưu thông máu, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Hàm lượng hemoglobin cao (trên 16,5g/dL) có thể là dấu hiệu của bệnh đa hồng cầu. Căn bệnh này làm cho cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu. Điều này có thể dẫn đến cục máu đông, đau tim và đột quỵ. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến nồng độ huyết sắc tố trong máu tăng cao:
Các tế bào hồng cầu và hemoglobin (huyết sắc tố) là những thành phần hết sức quan trọng trong máu.
Đột biến gen gây bệnh Vera (Đa hồng cầu nguyên phát)
Nồng độ huyết sắc tố cao có thể bắt nguồn từ đột biến gen chứ không chỉ đến từ di truyền. Chuyên gia Yvonne Bohn, bác sỹ chuyên khoa y sinh tại Trung tâm tiết niệu Cystex cho biết, đột biến gen JAK2 - gen có vai trò sản xuất hồng cầu - là nguyên nhân gây bệnh.
Dù chưa tìm được nguyên nhân nhưng việc đột biến gen rõ ràng làm tăng số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin trong máu. Bệnh này thường gặp phổ biến ở nam hơn nữ và chủ yếu ở người dưới 40 tuổi.
Mất nước
Để biết một người bị mất nước hay không các bác sĩ chỉ cần đo nồng độ Hemoglobin trong máu. Nếu thiếu nước, cơ thể sẽ tự động rút bớt chất lỏng trong máu nhằm bù đắp lượng nước mất đi.
Monika Shirodkar, dược sĩ kiêm bác sĩ đa khoa tại Trung tâm y khoa Jefferson Health (Mỹ) cho biết, điều này sẽ gây nên mất cân bằng trong thành phần máu. Khi được cung cấp đủ nước, hiện tượng này sẽ biến mất, cơ thể trở lại bình thường.
Để biết một người bị mất nước hay không các bác sĩ chỉ cần đo nồng độ Hemoglobin trong máu.
Vấn đề về tim mạch
Harmony R. Reynolds, dược sĩ kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề tim mạch tại Tổ chức Y khoa Langone NYU tại New York (Mỹ) cho biết, nếu mắc các bệnh tim mạch, nhiều khả năng bạn sẽ gặp vấn đề với huyết sắc tố.
Điều này xảy ra khi huyết áp tăng, áp lực lên thành động mạch cao, buộc tim phải hoạt động mạnh để bơm máu. Các chứng bệnh rối loạn hệ miễn dịch, xơ nang, ngưng thở lúc ngủ cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề về tim, gián tiếp gây rối loạn lượng huyết sắc tố trong máu.
Bệnh phổi và các chứng bệnh liên quan tới phổi
Mắc phải những bệnh về phổi làm bạn hít thở khó khăn hơn, đòi hỏi cơ thể sẽ phải tạo ra nhiều hồng cầu để bù đắp oxi thiếu hụt. Erin Sundermann, nhà khoa học kiêm trợ lý giáo sư, công tác tại đại học Y California San Diego School cho hay, tình trạng này thúc đẩy cơ thể sản sinh nhiều tế bào hồng cầu, gia tăng mạnh mẽ nồng độ hemoglobin.
Mắc phải những bệnh về phổi làm bạn hít thở khó khăn hơn, đòi hỏi cơ thể sẽ phải tạo ra nhiều hồng cầu để bù đắp oxi thiếu hụt.
Bệnh tim bẩm sinh
Dị tật tim bẩm sinh cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên tình trạng này. Khi khả năng bơm máu tới những cơ quan khác trong cơ thể bị hạn chế, cơ thể sẽ cố gắng bù đắp lượng oxy thiếu hụt bằng cách gia tăng tỉ lệ hemoglobin và hematocrit trong máu.
Tiếp xúc nhiều với khí CO2
Bạn nên tránh thường xuyên tiếp xúc với khói thải xe bởi chúng có hàm lượng carbon monoxide cao. Sherry Ross, tiến sĩ y khoa kiêm chuyên viên tư vấn các vấn đề hô hấp tại Bệnh viện ung thư Dana-Farber (Mỹ) cho hay, đây là nguyên nhân gây nên tình trạng gia tăng hàm lượng huyết sắc tố trong máu mạnh mẽ.
Hút thuốc
Payal Bhandari, dược sĩ kiêm tư vấn viên y khoa tại Tổ chức Uqora cho hay, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc có khả năng tăng mạnh hàm lượng hemoglobin ở cả nam và nữ. Không chỉ vậy, thuốc lá còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%.
Uống rượu
Nghiện rượu nặng có thể làm bạn mất kiểm soát nồng độ hemoglobin trong máu. Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm Sức khỏe Carrington Farms cho biết, trung bình, những người thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn sở hữu hàm lượng huyết sắc tố trong máu cao hơn bình thường khá nhiều. Con số này ở nữ giới là 1,9% và nam giới là 1,3%.
Nghiện rượu nặng có thể làm bạn mất kiểm soát nồng độ hemoglobin trong máu.
Dấu hiệu nhận biết nồng độ hemoglobin quá cao?
Nhìn vào màu sắc làn da là cách tốt nhất để nhận biết hàm lượng hemoglobin có cao hay không. Da mặt và da tay đỏ bừng là dấu hiệu để xác định hàm lượng hemoglobin trong máu cao.
Các triệu chứng khác cảnh báo tình trạng này bao gồm: Cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, thị lực kém, chảy máu mũi và đau nhẹ ở vùng bụng.
Để biết chính xác mức độ hàm lượng hemoglobin trong máu cao đến đâu, các bác sĩ sẽ cần tiến hành đo bằng xét nghiệm máu. Hemoglobin thường được đo bằng chỉ số g/dL.