Hiện nay có rất nhiều người bị thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên chưa hẳn đã biết biết chính xác khi nào cần phẫu thuật.
- 4 việc không nên làm ngay sau khi ngủ dậy để sức khỏe và tuổi thọ không bị ‘bào mòn’ theo thời gian
- 7 loại thực phẩm giúp mạch máu lưu thông, ăn thường xuyên sẽ tốt cho tim mạch
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt thoát vị đĩa đệm có xu hướng trẻ hóa, rất nhiều thanh niên 20-30 tuổi thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân người trẻ thoát vị điĩa đệm nhiều có thể do lối sống, lười vận động, béo phì, tăng cân, do lười tập thể thao, do tính chất công việc như lái xe nhiều... đều làm ảnh hưởng đến cột sống của mình.
Vậy, bệnh lý thoát vị đĩa đệm lúc nào cần phẫu thuật?
Theo Bác sĩ / Thạc sĩ Trần Quốc Khánh- Khoa phẫu thuật cột sống - Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết: “10 người bị thoát vị đĩa đệm thì chỉ có 2-3 người phải mổ".
Trường hợp thứ nhất: Khi chúng ta được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm và điều trị nội khoa, châm cứu, phục hồi chức năng, kéo dãn cột sống...
Nếu đã áp dụng tất cả các phương pháp bài bản trong vòng 6 tháng nhưng không đỡ thì nên nghĩ đến phương án phẫu thuật.
Trường hợp thứ hai: Những trường hợp thoát vị to, chèn ép cổ cấp tính, chèn ép lưng cấp tính làm bệnh nhân đau đớn, không thể nằm ngửa, ngồi yên hoặc thậm chí không ngủ được sẽ phải mổ.
Thông thường, những trường hợp thoát vị cấp tính nhất xảy ra sau khi bê vật nặng, sau một tai nạn hoặc cú ngã nào đó hoặc đi massage bị tác động mạnh, những trường hợp cấp tính đều phải phẫu thuật.
Trường hợp thứ 3: Những trường hợp thoát vị đĩa đệm gây yếu tay, yếu chân hoặc gây liệt, không nâng được vai, không cầm được vật nặng, không gồng được tay, chân không đá lên được, đi lại khó khăn, yêu chân, yếu tay.
Trường hợp thứ 4: Những trường hợp thoát vị đĩa đệm gây teo tay, teo cơ, teo chân như teo vùng bả vai, teo cơ mông, teo cơ đùi, teo các cơ bàn tay.
Trường hợp thứ 5: Những người bị thoát vị đĩa đệm nhưng không điều trị nội khoa được. Ví dụ như những người bị xuất huyết tiêu hóa, bệnh lý dạ dày và không thể uống các loại thuốc được.
Trường hợp thứ 6: Khi bệnh nhân không có nhiều thời gian để châm cứu, điều trị nội khoa hay phục hồi chức năng.
Ví dụ như những bệnh nhân không có nhiều thời gian, chỉ được nghỉ phép 1 tháng, bệnh nhân là chủ lực gia đình về lao động, bệnh nhân cần trở lại cuộc sống sớm và không thể theo điều trị các phường án khác mất nhiều thời gian hàng năm hoặc 1 năm phải vào viện 3-4 lần để điều trị dai dẳng.
Trong trường hợp bị thoát vị đĩa đệm vẫn nên gặp bác sĩ chuyên sâu về cột sống trực tiếp để thăm khám trực tiếp, đánh giá chính xác tình trạng bệnh, nhu cầu cũng như khả năng tài chính của bệnh nhân rồi đưa ra chỉ định cuối cùng.