Cuộc sống bận rộn khiến mọi người bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe hằng ngày và lỡ mất những tín hiệu SOS thận phát ra để “cầu cứu”.
- 3 thưc phẩm khoái khẩu của người Việt nhưng rất dễ gây suy thận
- Người chồng 38 tuổi suy thận, phải lọc máu suốt đời vì uống thứ này 'chiều' vợ
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang bị tổn thương. Nếu bạn gặp những tín hiệu này rất có thể thận đang suy yếu nghiêm trọng:
1. Nước tiểu bất thường
Vì chức năng chính của thận là tạo ra nước tiểu, khi chức năng thận bị suy yếu, nước tiểu sẽ trở nên bất thường.
Các thay đổi của nước tiểu bao gồm:
- Tăng nhu cầu đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Với người bình thường tần suất tiểu 4 - 10 lần một ngày được coi là hợp lý.
- Thấy máu trong nước tiểu. Thận khỏe mạnh lọc chất thải từ máu để tạo ra nước tiểu, nhưng nếu bộ lọc bị hỏng, các tế bào máu có thể bị đẩy ra ngoài cơ thể.
- Có nước tiểu có bọt. Bong bóng trong nước tiểu đặc biệt là những bong bóng đòi hỏi bạn phải xả nhiều lần cho đến khi chúng biến mất cho thấy lượng protein không mong muốn có trong nước tiểu.
2. Đau thắt lưng
Suy thận có thể dẫn đến đau lưng vùng ngay ở vùng eo, dưới xương sườn. Trong nhiều trường hợp, vùng bị đau có thể lan ra phía trước của háng hoặc hông và xuất hiện thêm triệu chứng buồn nôn, ói mửa.
Ngoài ra, do sự suy yếu của thận, chất thải trao đổi chất không thể được bài tiết qua nước tiểu và nó sẽ tích tụ trong thận. Bệnh nhân cũng sẽ có các triệu chứng như thiếu năng lượng và mệt mỏi.
3. Phù nề
Do chức năng thận bất thường, không thể chuyển hóa nước trong cơ thể người và độc tố không thể thải ra hoàn toàn khỏi thận, điều này dẫn đến rối loạn bài tiết hormone thận.
Trong trường hợp nghiêm trọng, nó sẽ dần dần tích nước và natri, dẫn đến phù ở bệnh nhân. Đặc biệt là sau khi thức dậy vào buổi sáng, nếu thấy khuôn mặt hoặc chân tay bị sưng nề, theo thời gian triệu chứng không thuyên giảm bạn cần đi khám bác sĩ.
4. Nôn mửa
Bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính có thể có nhiều bất thường về đường tiêu hóa, đặc biệt là do suy thận, dẫn đến sự gia tăng đột ngột hàm lượng nitơ urê trong máu, bị phân hủy thành amoniac trong ruột, gây kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, gây buồn nôn và nôn.
5. Khó ngủ
Khi thận của bạn suy yếu, điều đó có nghĩa là độc tố không thể thoát ra khỏi cơ thể qua nước tiểu và tồn tại trong máu. Mức độ độc tố tăng lên khiến bạn khó ngủ, giấc ngủ không sâu, điều này kéo dài lâu sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng thận.
Làm gì để phòng ngừa các bệnh về thận:
Xét nghiệm nước tiểu thường xuyên là cần thiết cho những người khỏe mạnh, và nó có thể giúp bệnh nhân tìm ra nơi có vấn đề ở thận càng sớm càng tốt. Ngoài ra, những người mắc bệnh thận mạn tính nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của thận để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh thận nói chung và suy thận nói riêng.