4 loại thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng từ chối ăn, đa số đều là các món khoái khẩu của nhiều người: Không đủ chất mà lại hại thân!

Sống khỏe 06/12/2020 05:55

Đây là danh sách các loại thực phẩm, hàng hóa chế biến, nguyên liệu và hóa chất mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên sử dụng quá thường xuyên trong thực đơn ăn uống của bạn hàng ngày.

Lên thực đơn lành mạnh cho gia đình luôn là một trong những câu hỏi quan trọng hàng ngày với mỗi chúng ta. Đặc biệt, trước nhiều loại thực phẩm trên thị trường hiện nay, chúng ta khó có thể nhận biết được đâu là thực phẩm an toàn và bổ dưỡng. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng dưới đây đã đưa ra là danh sách các loại thực phẩm, hàng hóa chế biến, nguyên liệu và hóa chất để giúp bạn có thể lựa chọn thực đơn thông minh cho mọi bữa ăn.

1. Hạn chế chất tạo ngọt nhân tạo

Một ly cà phê đá lớn với cốc sữa tươi béo ngậy và 2 gói đường ăn kiêng Splendas mỗi ngày tưởng chừng là một bữa ăn quen thuộc và ‘lành mạnh’ với nhiều người. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng Chelsey Amer nói: “Mặc dù những loại thực phẩm như cà phê, sữa tươi… cũng mang lại nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể của chúng ta, nhưng không phải sản phẩm sử dụng chất làm ngọt nhân tạo nào cũng đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của bạn.

Tôi thường tránh xa những loại thực phẩm này và nếu bản thân tôi muốn thưởng thức một món ngọt nào đó, tôi sẽ cho thêm chút đường tự nhiên để ăn. Thêm vào đó, có rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ đồ uống ăn kiêng như Splendas có thể dẫn đến tăng cân, hoặc có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường và bệnh tim”.

4 loại thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng từ chối ăn, đa số đều là các món khoái khẩu của nhiều người: Không đủ chất mà lại hại thân! - Ảnh 1

Không những vậy, một số sản phẩm quen thuộc mà chúng ta thường tiêu thụ hàng ngày như thịt nguội đã chế biến cũng là một trong những sản phẩm thuộc loại chất tạo ngọt nhân tạo. Theo Megan Faletra - chuyên gia dinh dưỡng tổng hợp cho biết: “Thịt nguội đã qua chế biến có thể chứa nhiều chất phụ gia như nitrat, carrageenan... có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Thậm chí, là việc tăng nguy cơ ung thư ruột kết”.

Ngoài ra, cũng phải nhắc đến nhiều sản phẩm tạo ngọt nhân tạo thường gặp khác: bắp rang bơ, bơ đậu phộng ít béo, bơ thực vật, nước ép trái cây, xúc xích, bánh lunchables, bánh rán, bánh mì kẹp thịt, xi-rô ăn kèm bánh nếp,…

Chính vì vậy, hãy cố gắng hạn chế những sản phẩm làm từ chất tạo ngọt nhân tạo.

2. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm đông lạnh

Chuyên gia dinh dưỡng Hà Nguyễn đã chia sẻ: “Hầu hết các bữa ăn đông lạnh, đóng gói sẵn đều được chế biến quá kỹ và được làm bằng bột mì tinh chế có nhiều natri và chất phụ gia cũng như các chất bảo quản. Chính vì vậy, những sản phẩm như vậy không tốt cho sức khỏe mọi người”.

Ví dụ, chúng ta thường biết, một trong những món ăn được yêu thích và tiện dụng với rất nhiều người, chính là mì ăn liền – thường chứa nhiều muối và thiếu rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như protein, chất xơ, vitanmin, canxi, sắt,… Bên cạnh đó, những loại đồ ăn như sữa chua trái cây trộn cũng có gần 50% calo là từ đường hóa học, sẽ gây ra các bệnh béo phì cho chúng ta. Nếu bạn thích ăn sữa chua vào mỗi buổi sáng, hãy chọn sữa chua nguyên chất và một miếng trái cây tươi ngon kèm theo.

Các chuyên gia cũng đưa ra các lưu ý thêm về một số loại thực phẩm mà chúng ta cần cân nhắc trước khi ăn như phô-mát đóng hộp, đồ ăn nhanh, trái cây đóng hộp trong xi-rô, ngũ cốc đóng hộp, nước tăng lực, sushi đóng hộp, súp đóng hộp,…

3. Nói không với thực phẩm chứa hóa chất

4 loại thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng từ chối ăn, đa số đều là các món khoái khẩu của nhiều người: Không đủ chất mà lại hại thân! - Ảnh 2

Khác với những thực phẩm hữu cơ, các thực phẩm chứa hóa chất có tác động tiêu cực vô cùng lớn đến với cơ thể con người, đặc biệt là trong các loại hoa quả không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Chuyên gia dinh dưỡng chẩn đoán chức năng Cate Ritter của Cate Ritter Wellness cũng đã đưa ra một ví dụ khác về “Ngô” và cho rằng: “Các loại ngô hay sản phẩm làm từ ngô như dầu ngô, xi-rô ngô đều có hàm lượng fructose cao, xi-rô ngô, bột ngô, dextrose và maltodextrin”. Điều này làm cho ngô trở thành một món ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe con người.

4. Hạn chế các sản phẩm đóng gói

Bên cạnh các sản phẩm đóng gói, cũng có nhiều loại không có chứa chất béo. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng Rima Kleiner nói: “Đừng để bản thân bị lừa bởi những thực phẩm ‘ăn kiêng’. Mặc dù, đây có thể là một hành động tiếp thị thông minh của các tập đoàn thực phẩm lớn, nhưng các nhãn như không chất béo, không đường,… thường là đánh lừa người tiêu dùng”.

Kleiner chia sẻ thêm: “Chất béo rất cần thiết cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, bạn cũng phải cẩn thận trong việc lựa chọn các sản phẩm đóng gói, vì chất béo tự nhiên có thể rất tốt cho cơ thể bạn nhưng đường thì sẽ khiến bạn có nhiều nguy cơ về các bệnh liên quan về tiểu đường, tim mạch… Nếu tôi thèm ngọt, tôi sẽ cố gắng tự làm món ăn trong bếp để có những chất béo tự nhiên có lợi nhất từ dầu ô liu, quả bơ…”.

“Chất béo, đặc biệt là từ dầu ô liu, có thể giúp bạn hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng từ rau củ trong món salad của bạn và là một phần không thể thiếu trong một chế độ ăn uống cân bằng”. Chuyên gia Tanya Freirich chia sẻ thêm.

Từ những loại thực phẩm nói trên, bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng những thực đơn ăn uống hàng ngày của mình để có một sức khỏe tốt nhất.

Ăn nhiều bò bít tết tái, người đàn ông sốt cao, đau lưng đến mức phải ngồi xe lăn

Anh Chu (người Trung Quốc) đột nhiên bị sốt tái phát liên tục, đau thắt lưng và hông phải dữ dội vì nhiễm bệnh Brucella sau khi ăn món bít tết năm phần chín.

TIN MỚI NHẤT