3 vật dụng trong nhà có thể gây nhiễm độc nếu sử dụng sai cách

Sống khỏe 20/03/2020 05:56

Những vật dụng hàng ngày có thể tiềm ẩn các mối hiểm họa đối với sức khỏe nếu không sử dụng đúng cách.

Chảo chống dính

3 vật dụng trong nhà có thể gây nhiễm độc nếu sử dụng sai cách - Ảnh 1

Chảo chống dính là dụng cụ nhà bếp hữu ích cho các gia đình nhưng sử dụng chảo chống dính sai cách có thể dẫn tới nhiễm độc và ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Chảo chống dính được tráng lớp chống dính, bản chất là một loại polyme chịu nhiệt. Về bản chất, polyme không gây độc, nhưng ở nhiệt độ quá cao có thể phân hủy sinh ra chất độc.

Do đó khi sử dụng chảo chống dính bạn cần lưu ý:

Không cọ chảo bằng miếng rửa kim loại: Việc này sẽ gây bong tróc, làm chảo nhanh hỏng, chất độc dễ ngấm vào thực phẩm hơn.

Không để chảo ở nhiệt độ cao khi chưa có đồ ăn: điều này khiến chất chống dính phân hủy và giải phóng phân tử độc hại.

Không rửa chảo khi còn quá nóng: Nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ khiến chảo bị biến dạng, bong tróc lớp chống dính.

Dùng thìa kim loại đảo thức ăn: Việc này sẽ khiến mặt chảo bị bong tróc, trầy xước.

Quá lâu không thay chảo: Chảo cần thay mới khi lòng chảo bị trầu xước, sát dính thức ăn, thường là 1-3 năm sau khi sử dụng.

Hộp nhựa đựng thức ăn

3 vật dụng trong nhà có thể gây nhiễm độc nếu sử dụng sai cách - Ảnh 2

Hộp nhựa đựng thức ăn rất tiện lợi để mang đồ ăn trưa đi làm cho dân văn phòng, nhưng nó có thể giải phóng các chất độc gây khi nhiệt độ quá cao hay cho vào lò vi sóng.

Bạn có thể bỏ đồ nhựa vào lò vi sóng nếu đồ nhựa đó được dán nhãn là “an toàn với lò vi sóng”, hoặc có dòng chữ “microwave-safe” hay “microwavable” trên sản phẩm. 

Tuy vậy bạn chỉ nên để hộp nhựa trong lò vi sóng tối đa 3 phút và không được đóng nắp hộp.

Nên sử dụng các loại hộp nhựa đựng thực phẩm được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín. Tốt nhất nên dùng các hộp bằng thủy tinh hoặc sành sứ để sử dụng cho lò vi sóng.

Băng phiến

3 vật dụng trong nhà có thể gây nhiễm độc nếu sử dụng sai cách - Ảnh 3

Băng phiến (long não) thường được cho vào tủ quần áo để đuổi mối, gián, mọt. Nhưng sử dụng sai cách hóa chất này có thể gây ngộ độc.

Băng phiến được sản xuất từ hóa chất Naphthalen, có tính thăng hoa, có thể chuyển từ thể rắn sang thể khí mà không qua giai đoạn trung gian là thể lỏng ở nhiệt độ phòng.

Hít phải hơi băng phiến một thời gian dài có thể gây ngộ độc mạn, gây vỡ hồng cầu làm thiếu máu, hoại tử gan, tổn thương thần kinh,...

Trẻ nhỏ nuốt nhầm hay hít nhiều hơi băng phiến trong môi trường kín, thiếu khí trời thậm chí có thể gây ngộ độc cấp, biểu hiện như buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy,... thậm chí là co giật, hôn mê hay tử vong.

Do đó nên hạn chế sử dụng băng phiến. Nếu cần chỉ dùng 1-2 viên trong tủ kín. Với trẻ nhỏ sau khi lấy quần áo từ tủ bảo quản hãy phơi nắng để bay hết mùi rồi mới cho trẻ sử dụng.

Không dùng băng phiến để tẩy mùi trong phòng, trong nhà vệ sinh hay môi trường sống xung quanh.

Để băng phiến cao ngoài tầm với của trẻ vì băng phiến trông giống kẹo nên trẻ rất dễ nuốt phải.

Chồng hút thuốc nhiều, vợ nhớ bồi bổ bằng 5 loại thực phẩm này giúp thải độc, ngăn ngừa ung thư phổi

Môi trường ô nhiễm, dịch bệnh cùng những thói quen xấu như hút thuốc lá đang khiến phổi của chúng ta yếu dần. Hãy bổ sung vào thực đơn những thực phẩm thải độc cho phổi để phổi khỏe mạnh.

TIN MỚI NHẤT