Một khi lượng lipid máu của con người tăng cao hơn mức bình thường thì nó sẽ đe dọa đến sức khỏe của cơ thể. Vì vậy, hãy chú ý tìm cách thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol để ngăn ngừa tình trạng này diễn ra.
- Ăn 5 quả hồng ngâm, người phụ nữ bị đau bụng, tắc ruột
- Bánh mì chấm sữa - Món ăn sáng của người Việt đang gây sốt cộng đồng quốc tế: Ăn thế nào mới thực sự "đạt chuẩn"?
Trong những năm gần đây, tỷ lệ người bị nhồi máu não đi kèm với các cơn đau thắt ngực đã tăng cao hơn. Nguyên nhân là do nồng độ lipid trong máu vượt trội mà không thể chuyển hóa nên dễ dẫn đến bệnh mỡ máu cao.
Bệnh này là "bệnh từ miệng mà ra" và chính xác thì nó có mối liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu bạn ăn quá nhiều đồ nhiều dầu mỡ chiên rán thì mỡ sẽ đi vào mạch máu, gây ảnh hưởng đến mạch máu cũng như các cơ quan khác trong cơ thể. Vậy nên, việc kiểm soát lượng thức ăn chứa dầu mỡ là điều rất quan trọng.
Bên cạnh đó, nếu bạn tăng cường ăn nhiều rau mỗi ngày thì vừa có thể cải thiện vitamin, lại vừa có lợi cho chức năng tiêu hóa để đẩy nhanh quá trình chuyển hóa lipid máu. Chỉ là có quá nhiều loại rau và nhiều người không biết loại rau nào có lợi hơn trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh mỡ máu. Dưới đây chính là 3 loại rau mà bạn nên bổ sung thường xuyên để thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol và ngăn chặn tình trạng này từ sớm.
1. Cà tím
Có hai loại cà tím, một loại dài và mỏng, còn một loại thì có hình tròn. Cả hai loại cà tím này đều có thể hỗ trợ điều trị tốt cho những người mắc bệnh mỡ máu.
Cà tím là một loại rau dân dã, tính mát, vị ngọt, thuộc về dạ dày, tỳ vị, đại tràng, có tác dụng thông kinh hoạt huyết, tiêu ứ huyết, giảm sưng đau, thông ruột. Đặc biệt, nó rất giàu vitamin P, có thể cải thiện độ đàn hồi của các mao mạch. Đồng thời, cà tím còn khá giàu vitamin C và saponin với tác dụng hạ nồng độ cholesterol trong cơ thể.
Cần lưu ý rằng cà tím không thích hợp với người có tỳ vị hư yếu, vì nó có tính "lạnh" nên dễ làm tổn thương tỳ vị, dạ dày. Không nên ăn cà tím cùng với thịt cua và các loại hải sản khác, nếu không sẽ càng gây bất lợi cho người tỳ vị hư yếu.
2. Cần tây
Cần tây là loại rau được yêu thích gần đây, bạn có thể tìm thấy ở khắp các siêu thị hay chợ dân sinh và giá thành của nó cũng khá rẻ. Nhiều bệnh nhân mắc cao huyết áp thường ăn rau cần tây vì nó có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp. Bệnh nhân cao huyết áp có thể ăn một ít rau cần tây điều độ, kết hợp với thuốc hạ huyết áp sẽ có lợi hơn cho việc ổn định huyết áp.
Cần tây rất giàu vitamin C, vitamin B và các loại vitamin khác cũng như carbs, sắt, natri, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác với tác dụng làm dịu gan, thanh nhiệt, xua tan phong hàn, giảm sưng tấy, làm mát máu, giải độc phổi, thông ruột...
Không chỉ vậy, nếu ăn cần tây thường xuyên còn có tác dụng làm giảm lipid máu, hỗ trợ điều trị sớm bệnh mỡ máu nên rất có lợi cho bệnh nhân tim mạch và mạch máu não.
3. Cải bó xôi
Cải bó xôi chứa canxi, sắt, kali, magiê, natri và các nguyên tố khác, đây cũng là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Sau khi nạp cải bó xôi vào cơ thể con người thì nó sẽ có tác dụng giảm mỡ máu, dưỡng ẩm đường ruột, tăng cường miễn dịch, cải thiện tình trạng thiếu máu nên cũng là thực phẩm rất có ích cho cơ thể con người. Cải bó xôi cũng là một loại rau phổ biến, người ta có thể dùng để nấu canh và xào, giá trị dinh dưỡng của nó cũng rất cao.