Gặp duyên may theo nghề hát, nghệ sĩ Thanh Nguyệt định danh trên sân khấu cải lương với hàng chục vở diễn và đoàn hát tên tuổi.
- Bị khán giả truy hỏi 'bán hàng đểu', Tuấn Hưng phân trần: 'Rồi các bạn sẽ rõ thôi'
- Diễn viên Ngọc Thuận lần đầu tiết lộ hôn nhân ngọt ngào như cổ tích với vợ kém 18 tuổi
NSƯT Thanh Nguyệt sinh năm 1947, tên thật là Nguyễn Thị Thanh Nguyệt, quê ở Bạc Liêu. Bà thuộc thế hệ nghệ sĩ gạo cội của cải lương miền Nam, cùng thời với NSND Lệ Thủy, Bo Bo Hoàng… Bà từng là gương mặt sáng giá, cộng tác cùng nhiều đoàn cải lương danh tiếng như: Trung Hiếu, Thanh Minh, Saigon 1, Trần Hữu Trang, 284… Năm 1965, nữ nghệ sĩ từng đoạt Huy chương vàng giải Thanh Tâm khi mới 18 tuổi.
Thanh Nguyệt vẫn nhớ những ngày đầu tiên bước chân vào nghiệp hát. Năm 16 tuổi, bà bỏ nhà theo đoàn, hành trang chỉ là vài bộ đồ mẹ may. Sau khi thử giọng, bà được "bầu" Bảy Cao nhận vào đoàn hát Hoa Sen. Một lần, diễn viên Ngọc Hạnh bất ngờ xin nghỉ, ông bầu cấp tốc tập cho Thanh Nguyệt thế vai trong tuồng Bến hẹn năm xưa. Nhờ "học lỏm" tuồng trước, bà nhanh chóng nhập vai dù lần đầu đảm nhận đào chánh, được giao thêm các tuồng Sanh dưỡng đạo đồng, Người mẹ Việt Nam.
Soạn giả Kiên Giang kể: “Nhờ có giọng tốt, Thanh Nguyệt được nhận vô Ban Đồng Nhi ca trong các buổi cúng lễ, khi cô được 8 tuổi đã bắt chước ca bài cô Lắng tiếng chuông ngân của nữ nghệ sĩ Thanh Nga ca trong đĩa. Giọng ca của Thanh Nguyệt đã khiến cho ông nhạc sĩ đàn kìm Năm Nhu trong Thánh thất chú ý nên ông tìm đến nhà Thanh Nguyệt để thu nhận Thanh Nguyệt làm đệ tử.
Ông dạy cho Thanh Nguyệt ca đủ ba Nam, sáu Bắc và vọng cổ. Tôi còn nhớ Thanh Nguyệt có người cha nuôi giấu cán bộ cách mạng, bị bắt giam tù mấy năm. Thanh Nguyệt phải nghỉ học để phụ má nuôi đàn em thơ dại. Khi cha mãn hạn tù trở về, ông mất sức luôn, không làm gì được. Một hôm, ông gặp lại người bạn cũ (ông Mười Ô) trong một gánh hát, dẫn ông này về nhà chơi. Ông trông thấy cô bé Thanh Nguyệt, liền khen: “Con nhỏ mặt mũi sáng láng quá! Nó có biết ca không?”.
Cha Thanh Nguyệt nói: “Tôi thấy nó đọc kinh hay lắm, chứ ca thì chưa nghe!”. Gia đình đạo Cao Đài, kinh đọc nghe vần điệu ngân nga. Sau đó Thanh Nguyệt trở thành đệ tử thầy Năm Nhu và được người bạn của cha giới thiệu ca trên Đài phát thanh tỉnh Bạc Liêu, mỗi tuần ca hát một lần, thính giả rất thích thú”.
Sống trong giai đoạn vàng son của cải lương, bà ngậm ngùi nhìn lại: "Thời của tôi, khán giả rất quý trọng nghệ sĩ, đi coi hát là mặc áo dài, côm-lê rất trịnh trọng. Hồi tôi đi hát cho đoàn 284, trời mưa tầm tã mà khán giả vẫn rần rần dầm mưa, kéo nhau đi xem. Có lẽ, thế hệ sau này không trải nghiệm được cảm giác đó, thừa hưởng được không khí đó".
Đi qua thời kỳ hoàng kim, nghệ sĩ Thanh Nguyệt tiết lộ từng gặp sự cố nguy hiểm khiến bà không còn dám đứng trên sân khấu từ đó đến nay. "Có một lần tôi đóng vai mẹ Điệp trong vở "Lan và Điệp", diễn đến đoạn xúc động quá thì tôi lên máu ngay trên sân khấu. Tôi choáng váng, hết hồn, tay nắm chặt vào cạnh bàn rồi diễn tiếp. Xong lần đó, tôi sợ quá, giờ ai mà mời tôi cũng không dám nhận lời nữa. Nhiều khi nhớ sân khấu mà rớt nước mắt", nữ nghệ sĩ nghẹn ngào nói.
Sau bao thăng trầm trên sân khấu, hiện NSƯT Thanh Nguyệt đã lui về cuộc sống an nhiên bên ông xã Quốc Nhĩ. Ở tuổi ngoài 70, bà gác lại các hoạt động nghệ thuật, chỉ góp mặt tại một số sự kiện quan trọng của bạn hữu. Tuy nhiên, nỗi nhớ nghề chưa bao giờ tắt trong lòng cô đào chánh của đoàn Hoa Sen.
Un Kể về cơ duyên gắn bó với nghề, giọng ca đoàn Thanh Minh cho biết bà chưa từng nghĩ sẽ trở thành nghệ sĩ, được công chúng yêu mến. Thời bé, nữ nghệ sĩ bắt đầu đam mê ca hát, thường xuyên chép nhạc vào vở hát nghêu ngao. May mắn thay, bà gặp được một ông thầy đờn hết lòng chỉ dạy và đưa bà vào nghề.
NSƯT Thanh Nguyệt sinh năm 1947. Bà từng lập gia đình với soạn giả Mộc Linh, có một người con trai. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của họ đổ vỡ khiến nhiều người tiếc nuối. Sau này, bà tái hôn với nghệ sĩ Quốc Nhĩ và có cuộc sống khá viên mãn đến hiện tại. Ngoài cải lương, nữ nghệ sĩ còn góp mặt trong nhiều phim truyền hình đình.