Triệu Lệ Dĩnh đang miệt mài trên phim trường Người xây thành, dự án có bối cảnh cận đại từ những năm 1980 của thế kỷ trước.
- Đoàn phim của Triệu Lệ Dĩnh và Huỳnh Hiểu Minh bị tố nợ lương, đối xử tệ với diễn viên quần chúng
- 'Sốc nặng' với nhan sắc tàn tạ của Triệu Lệ Dĩnh trong phim điện ảnh mới
Trong dự án phim Người xây thành, bạn diễn của Triệu Lệ Dĩnh là tài tử Huỳnh Hiểu Minh. Nữ diễn viên vào vai thị trưởng xây dựng một làng chài ven biển trở thành thành phố giao thương sầm uất. Đây là dự án có kinh phí lớn, được đầu tư chỉn chu chất lượng từ dàn diễn viên tới đội ngũ sản xuất.
Trong các cảnh hậu trường, có thể thấy đoàn phim thuê tới hơn 1.000 diễn viên quần chúng cho một cảnh quay. Tuy nhiên, khi những tạo hình của Triệu Lệ Dĩnh trong vai thị trưởng Lý Thu Bình bị tiết lộ đã gây ra nhiều tranh cãi.
Theo đó, hình ảnh Triệu Lệ Dĩnh trên phim trường bị đánh giá kém sắc, bọng mắt nữ diễn viên sưng to đầy vẻ mệt mỏi. Nhan sắc Triệu Lệ Dĩnh không được trẻ trung như sự kiện gần đây. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng tạo hình Triệu Lệ Dĩnh đơn giản vì đó là thời kỳ gian khổ, vật tư thiếu thốn nên nữ chính khó xinh đẹp lộng lẫy.
Trước đó, “Gió thổi Bán Hạ” đã giúp Triệu Lệ Dĩnh được công chúng và giới chuyên môn ghi nhận. Nhờ vai diễn này, ngôi sao màn ảnh đã được xướng tên ở hạng mục “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất” tại giải thưởng truyền hình Phi Thiên lần thứ 34.
“Người xây dựng thành phố” đang được Triệu Lệ Dĩnh xem trọng. Đây sẽ là bộ phim chủ lực của mỹ nhân sinh năm 1987 trong năm 2025, giúp cô đi tranh cử tại các giải thưởng truyền hình lớn.
Thông tin từ iQiyi tiết lộ, "Người xây dựng thành phố" là câu chuyện ở huyện Bình Hải đầu những năm 1980. Các cán bộ có năng lực, nhân cách luôn tìm cách xây dựng, phát triển vùng quê nghèo, kiên định với lý tưởng “thành phố của nhân dân, do nhân dân xây dựng”. Tiêu biểu là Lý Thu Bình và Trần Đức Thành.
Thông qua chính sách cải cách, mở cửa, Thu Bình và Đức Thành đã tìm ra đường lối cải cách cho vùng quê nghèo. Họ dẫn dắt nông dân xây dựng thành phố hiện đại hóa bên ven biển gọi là “Trấn Đông Cảng” mà không cần kinh phí từ quốc gia.
Sáng kiến “gây quỹ và hợp tác” của hai cán bộ đã giúp “Trấn Đông Cảng” hình thành, thay đổi số phận của hàng nghìn nông dân. Lý Thu Bình, Trần Đức Thành, Tạ Xuân Lai, Trần Tuyết Mai, nhóm người dám nghĩ, dám làm đã tiên phong, viết nên một chương rực rỡ những năm 1980.