Sự chấp nhận bị tổn thương là nơi sinh ra sự kết nối và là con đường dẫn đến cảm giác xứng đáng. Nếu không cảm nhận sự chấp nhận bị tổn thương, thì việc chia sẻ có thể không mang tính xây dựng.
- 4 bí quyết để cuốn hút người đàn ông bạn thích
- 6 điều các cặp đôi hạnh phúc thường hỏi nhau mỗi ngày
Khi đàn ông chúng ta nghe thấy từ “dễ bị tổn thương” thì thường nhảy dựng lên và phủ nhận vì họ liên tưởng tới sự yếu đuối, mà phái mạnh thì không thể yếu đuối được. Đàn ông có bản năng kiềm chế cảm xúc, không muốn thể hiện sự yếu đuối của mình.
Còn đối với hầu hết mọi người đàn ông đều cho rằng một người đàn ông dễ bị tổn thương là một người đàn ông thu mình trong góc và cầu xin người khác chấp nhận anh ta hoặc không làm tổn thương anh ta. Tuy nhiển hẳn là quan niệm này chưa đúng. Người đàn ông như thế là người đàn ông yếu đuối và nhu nhược chứ không phải là người đàn ông dễ bị tổn thương.
Đặc điểm của người đàn ông dễ chấp nhận bị tổn thương
Nói về tính dễ bị tổn thương, tôi muốn nói đến ba khía cạnh: Tình cảm, thể chất và xã hội.
Người đàn ông dễ bị tổn thương không chỉ là sẵn sàng chia sẻ nỗi bất an, lo sợ của mình với người khác. Việc tự đặt mình vào tình huống có thể bị từ chối hoặc bị phản pháo như việc ủng hộ quan điểm của một người gây xúc phạm đến người khác hay tham gia vào một nhóm những người lạ hay nói nói với một người phụ nữ rằng bạn thích cô ấy và muốn hẹn hò với cô ấy. Tất cả những điều này đang làm cho chính bạn dễ bị tổn thương.
Theo cách này, tính dễ bị tổn thương đại diện cho một dạng sức mạnh sâu sắc và tinh tế. Một người đàn ông có thể khiến chính họ trở nên dễ bị tổn thương khi tuyên bố cho cộng đồng là “Tôi không quan tâm bạn nghĩ gì về tôi; đánh giá tôi là ai, và tôi từ chối trở thành bất kỳ ai khác”.
Để làm rõ hơn nội hàm này, chúng ta cùng đọc thêm về hai mẫu người đàn ông dưới đây:
Người đàn ông thứ nhất tự tin, luôn nhìn vào mắt người đối diện khi nói chuyện. Nói những gì anh ấy nghĩ và không quan tâm đến những gì người khác nghĩ về anh ấy. Khi anh ấy mắc lỗi, anh ấy sẽ nhún vai và có thể nhận lỗi. Nếu anh ta thấy điểm yếu của anh ấy, anh ấy thừa nhận. Anh ấy không ngại thể hiện cảm xúc của mình, ngay cả khi nguy cơ cao là anh ấy bị từ chối. Đã có những người góp ý về tính cách anh ấy, anh ấy tự biết rằng bản thân có thể thay đổi nhưng anh ấy không muốn thay đổi vì anh ấy yêu sự thể hiện đó của mình.
Người đàn ông thứ hai thường thu mình, né tránh và ít khi nhìn thẳng vào mắt ai đó. Vẻ lạnh lùng, xa cách luôn bao phủ lấy anh ấy. Anh ấy tránh nói những điều có thể khiến người khác khó chịu, và đôi khi còn nói dối để tránh xung đột. Anh ấy luôn cố gắng gây ấn tượng với mọi người. Khi mắc lỗi, anh ấy cố gắng đổ lỗi cho người khác hoặc giả vờ như điều đó không xảy ra. Anh ấy che giấu cảm xúc của mình và sẽ mỉm cười và nói với mọi người rằng anh ấy ổn ngay cả khi anh ấy không ổn chút nào. Anh ấy không thể chịu nổi cảm giác bị từ chối. Và khi anh ta bị từ chối, điều đó khiến anh ta quay cuồng, tức giận và tuyệt vọng để tìm cách chiếm lại tình cảm của người không thích mình.
Ai trong hai người đàn ông này mạnh mẽ hơn? Ai dễ bị tổn thương hơn? Ai nào thoải mái hơn với bản thân hơn? Và bạn nghĩ phụ nữ sẽ bị thu hút bởi mẫu người nào hơn?
Có mẫu người đàn ông luôn phản ứng với những gì mà người khác nói với họ. Họ không thừa nhận lỗi lầm. Họ thay đổi hành vi và những gì họ nói để giành được sự đồng tình của những người xung quanh. Khi điều gì đó không theo ý mình, họ sẽ đổ lỗi cho người khác. Nếu tất cả các hành vi của họ dựa trên sự chấp thuận của những người khác và liên tục che đậy những điểm yếu của mình, điều đó nói lên rằng họ thiếu bản lĩnh, không đáng tin cậy, và có lẽ sẽ không phải là một người cha đáng tin cậy.
Phụ nữ nhìn vào hành vi của người đàn ông trước cả ngoại hình và sự thành công
Cá nhân tôi tin rằng bản năng của người phụ nữ khi chọn một nửa cho mình thường nhìn hành vi của người đàn ông đó trước tiên, sau đó là ngoại hình và sự thành công của người đó là nấc thang thứ ba. vì ngoại hình và sự nghiệp có xu hướng là kết quả của mẫu người đàn ông thứ nhất. Nhóm người thoải mái với tính dễ bị tổn thương của mình, người không ngại thể hiện mình là ai, không ngại va chạm.
Ngược lại là nhóm những người đàn ông không thể hiện rõ ràng cảm xúc và ý định của mình, nhút nhát và thậm chí không dám tiếp cận người phụ nữ hấp dẫn hoặc đề nghị hẹn hò với cô ấy. Trong khi nói chuyện, họ thường chọn những chủ đề nhàm chán vì chúng “an toàn” và nông cạn và không phải mạo hiểm xúc phạm hoặc xúi giục ai. Thậm chí không dám tập gym để có thân thể hấp dẫn hay ăn mặc thời trang vì ngại sự nổi bật hay không dám mỉm cười với người lạ hay công khai mối quan hệ với cô ấy.
Tất cả những điều này là triệu chứng của một vấn đề gốc rễ: không có khả năng khiến bản thân mình chấp nhận bị tổn thương.
Nhiều người đàn ông, có thể bao gồm cả bạn và tôi được nuôi dạy theo cách để không thể hiện cảm xúc của mình một cách tự do. Cũng có thể vì bất cứ lý do gì - có thể là hoàn cảnh gia đình của chúng ta, có thể là chấn thương thời thơ ấu, có thể cha mẹ của mình cũng không bao giờ thể hiện cảm xúc yêu ghét. Và chúng ta đã lớn lên với những thói quen đã ăn sâu khiến mình trở nên ngột ngạt và chai sạn. Đừng có tranh cãi. Đừng là duy nhất. Đừng làm bất cứ điều gì “điên rồ” hoặc “ngu ngốc” hoặc “ích kỷ”.
NCS TS. BS Nguyễn Bá Phước Anh, Viện trưởng viện Nghiên cứu Ứng dụng khoa học Tâm lý, Tâm thần và Thần kinh