Đây là chữ vô cùng quan trọng mà đức Phật luôn muốn chúng sinh giác ngộ được.
- Phật dạy cách thêm bớt để đạo vợ chồng luôn gắn bó trăm năm
- Phật dạy: Phụ nữ sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc đời nếu làm được điều này
Chữ "Nhẫn" được coi là tôn chỉ của nhà Phật. Học được điều này, trọn đời sẽ bình an.
“Tiểu sự nhẫn, đại sự thành
An nhiên như thể chưa hề long đong”
Nhẫn là nhẫn nhịn, còn có nghĩa là chịu đựng, là nhẫn nại bền gan bền chí trước mọi nghịch cảnh. Giáo lý nhà Phật đã chỉ ra pháp môn tu rất hay, đó là “Nhẫn nhục Ba la mật”. Kinh Hoa Nghiêm có nói: “Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai” (một niệm lòng sân hận nổi lên, thì trăm ngàn muôn ức cửa nghiệp chướng đều mở ra).
Thật vậy, lắm người vì một phút không dằn được cơn tức giận, mà đánh đập vợ con đến tàn tật, đốt phá của cải quý báu của ông cha để lại, rồi phải ân hận suốt đời. Lắm lúc, vì không làm chủ được tánh nóng nảy mà tình cốt nhục phải chia ly, nghĩa vợ chồng phải phân rẽ, bạn chí thân trở thành kẻ oán thù...
Người học đạo cũng vậy, nếu gặp nghịch cảnh không nhẫn nhịn được, thối chí nản lòng, đôi khi phải bị đọa đày. Như ông Độc Giác Tiên Nhân, vì một niệm sân hận không nhẫn được, mà phải bị mất cả năm pháp thần thông.
Ông Uất Đầu Lam Phất, vì sân hận mà phải đọa làm loài phi ly trùng (chồn bay). Nên sách có nói: “Nhất sân chi hỏa năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn” (nghĩa là một đóm lửa sân, có thể đốt tan muôn mẫu rừng công đức).
Trong cuộc sống thường ngày, vui vẻ an lạc tinh thần thoải mái là một mong ước lớn nhất của con người. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều sự việc ngoài ý muốn, do mình tạo, hay người khác tạo ra, gây cho mình bực bội khó chịu, nóng giận trong lòng. Nếu không biết cách hóa giải nên chúng ta giải quyết bằng lời nói hành động tiêu cực, dẫn đến hiệu quả không tốt đẹp, và tạo nghiệp chẳng lành cho kiếp sống hiện tại, và chịu quả báo xấu về sau.
Người nổi nóng nhiều, thô bạo nhiều ắt sẽ mất đi phúc đức, họ không giữ được mình là bởi không học được chữ Nhẫn trên đời.
Tu tâm tất nhiên trước tiên phải tu đức, dưỡng thân trước tiên phải chế ngự được giận dữ. Sống ở trên đời, biết khiêm cung nhường nhịn, lễ độ thì mới có khí chất. Có người nói, hỉ nộ ái ố là việc thường tình của con người, hàng ngày xảy đến biết bao nhiêu mâu thuẫn, có ai là không tự nhiên mà bộc phát sinh ra nóng giận cho được. Vậy mới cần đến tu tâm, mới cần đến học chữ nhẫn.
Nhân sinh không tránh khỏi phiền, nhưng cố gắng tránh được bao nhiêu thì tránh bấy nhiêu, nhẫn được bao nhiêu thì nhẫn bấy nhiêu. Nhẫn không phải là yếu hèn, trốn tránh, nhẫn là biết lấy lòng quân tử đối đãi kẻ tiểu nhân, biết phải trái đúng sai, biết tiến biết lui, không để mình lâm vào cảnh xáo xào, cự cãi, tranh giành vì chuyện không đáng.
Cảnh giới cao nhất của đời sống tinh thần chính là học được chữ nhẫn, biến binh đao thành hòa bình, biến mâu thuẫn thành hòa hợp, đó mới đích thực là lối hành xử, nguyên tắc đạo lý đúng mực.
Một vài phương pháp tu Nhẫn
Niệm Phật: luôn thường xuyên niệm Phật thường ngày, chúng ta tập niệm Phật, Bồ Tát, vì lúc đó nhất tạm niệm Phật, sẽ mang đến sự tập trung vào chánh pháp, không thèm để ý đến những sự việc bên ngoài
Quán tưởng: ( mổ xẻ) trong đời sống cái gì cũng có mặt tốt và xấu của nó. Khi gặp cảnh chúng ta chia làm hai phần, phần xấu thì mình quán, đây là nghiệp của họ, không ngu gì mà phải hơn thua phần này. Bên cạnh đó còn có cái tốt thì giữ cái tốt để giao lưu với họ.
Không cố chấp: coi như trình độ nghiệp lực ngay cỡ đó thì họ ăn nói, hành động cỡ đó, và mình là người gặp phải nghiệp, chuyển sang từ thiện, tụng kinh, làm một việc gì đó, nhớ là đừng đi nhậu, hay tự vẫn nhé!
Nuôi dưỡng từ bi và quyết tâm hành trì: Khi một đứa trẻ khóc ré tức giận, thì đâu thể mắng mỏ nó, mà thương nó, và tìm hiểu xem nó đang cần gì, để có thể đáp ứng cho nó. Và nếu không đáp ứng được thì thương cho nó, nó khóc riết rồi sẽ không tốt cho sức khỏe hay bản tánh của nó.
Cũng vậy khi ai đó hành động không tốt với ai đó, hay với chính mình, thì khởi lòng thương họ vì họ đang tạo nhân ác, và quả của họ sẽ khổ đau, và chết bị rơi vào địa ngục.