Nếu muốn được hưởng phúc báo, hãy nhớ tích đức từ lời nói, dù thế nào cũng đừng bao giờ nói lời cay độc.
- Phật dạy cách vượt qua tình duyên lận đận để gặp được hạnh phúc đích thực
- Phật dạy: 7 dấu hiệu bạn và người ấy có duyên từ tiền kiếp, kiếp này còn duyên nên gặp lại
Trong một đời người không ai làm chuyện thất đức hàng ngày, nhưng những “lời thất đức”, những lời khó nghe, những lời không đứng đắn vẫn có thể nói hàng ngày. Theo thời gian tích lũy nhiều dần, phúc báo đều từ cái miệng mà chạy đi hết, cho nên, người nói chuyện mà không có khẩu đức, đời này cũng sẽ là ghập ghềnh trắc trở, rất thê lương.
Chuyện xưa, có kể lại rằng: "Chỉ trong một ngày mà con bò giết chết đến ba người, trong đó có Vua Phất giasa vừa xuất gia, vào thành khất thực. Vua Bìnhsa nghe được việc quái lạ này, liền dẫn quần thần đến tịnh xá đảnh lễ Đức Phật – chấp tay thưa: Bạch đức Thế Tôn! Thật kỳ lạ, một con bò mẹ đã giết chết ba người trong một ngày. Chắc chắn sẽ có chuyện không hay xảy ra, chúng con mong được nghe lời chỉ dạy của Thế Tôn!"
Ngài đã kể lại câu chuyện về ba người lái buôn đến ở trọ trong ngôi nhà bà lão cô độc. Họ tỏ ra khinh thường, không muốn trả tiền. Cả ba cùng rủ nhau trốn đi khi bà lão đi vắng. Bà lão nghèo khó đã vội chạy đi tìm. Gặp bọn họ, bà liền trách và đòi tiền. Ba khách lái buôn đã không trả tiền, còn ngang ngược mắng chửi.
Bà lão thân cô sức yếu, đành chịu thua, đã thề độc với ba người khách buôn: “Nay ta đã nghèo khổ, tại sao các người còn khinh thường, gạt gẫm. Ta thề đời sau ở đâu, nếu gặp lại bọn ngươi, ta quyết sẽ giết chết không tha. Cho dù các ngươi tu hành đắc đạo ta cũng không bỏ qua mối thù nầy, chừng nào giết chết bọn bay mới thôi!”
Con bò già (bà lão năm xưa) và ba khách lái buôn (ba người bị bò giết chết – trong đó có một người là Vua Phất giasa vừa xuất gia, và một người chỉ mua đầu bò đã được xẻ thịt, treo trên cành cây khi ngồi nghỉ trên đường về nhà, đầu bò rơi đúng ngay đỉnh đầu…).
Việc làm xấu ác và những lời độc ác đều đưa đến hậu quả giống nhau, bởi ba nghiệp (thân/khẩu/ý) đều không thiện lành, thanh tịnh; chứ không thể “lời nói theo gió bay đi”, không tổn hại, vô hại – như người ta vẫn thường nghĩ. Đôi khi, những lời nói thô ác, thù hận, còn làm cho người đau đớn hơn là gươm giáo nữa! Tục ngữ cũng đã từng khẳng định từ ngàn xưa “Lời nói là một đọi máu!” cũng không phải là lời dạy quá đáng.
Nhiều người ngày nay không còn chú ý giữ gìn lời nói của mình, mà dễ dàng hoặc thậm chí cố tình dùng lời nói để sát thương người khác. Họ không còn tin rằng ác khẩu sẽ gây ra tội nghiệp mà bản thân sau này nhất định sẽ phải hoàn trả.
Một người luôn oán trời trách đất, không trân quý những gì đang có, luôn sinh tâm oán giận, lại thông qua miệng lưỡi không ngừng nói lời thị phi thì phúc lành cũng nhanh chóng bị mất đi. Đây cũng là một cách làm tổn hại phúc báo rất nhanh, cũng là một dấu hiệu của người bạc mệnh hiện tại hoặc sau này.
Phật gia nhìn nhận “khẩu nghiệp” là một trong những nghiệp rất nặng, vì nó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, gây cho người khác sự đau khổ không cách nào phục hồi được.
Người trí huệ thì luôn chú trọng “khẩu đức” miệng luôn nói lời chân thật, nói những lời nhẹ nhàng êm dịu, dễ nghe. Trong tâm họ lúc nào cũng đầy thiện niệm, cũng giống như từ trường tốt đẹp mà vũ trụ đã phát xuất ra và từ đó điều mà họ được là phúc báo.
Cho nên biết rõ về một người, không cần phải tận nói, hãy lưu lại cho người ta ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu lại chút “khẩu đức” cho mình.
Trách một người không cần phải tận trách, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút độ lượng cho mình.
Có công không cần đòi hỏi tận cùng, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khiêm nhường cho mình.
Đúng lý cũng không cần đoạt tận, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khoan dung cho mình.
Tài năng đừng quá ngạo mạn, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu chút nội hàm cho mình.