Điều đáng buồn nhất trên thế giới là với những nỗ lực miệt mài để nuôi dạy con cái, khi cha mẹ già đi, họ trở nên thận trọng trước mặt con.
- 10 câu nói kinh điển của Khổng Tử, ngàn đời sau vẫn còn giá trị
- "Nghịch lý" người đàn ông 30 tuổi sở hữu nhà đẹp, xe sang nhưng vẫn bị ế - Đây là câu trả lời "chuẩn đét" của cô vợ có 7 năm kinh nghiệm hôn nhân
Khi còn nhỏ, những đứa trẻ luôn cảm thấy mẹ biết tất cả mọi thứ và bố đặc biệt mạnh mẽ. Bố mẹ giống như hai ngọn núi đứng đó khiến chúng ta cảm thấy được an toàn.
Nhưng khi đứa trẻ ấy trưởng thành sẽ không còn thấy “hai ngọn núi” ấy sừng sững, tráng lệ nữa. Đó là khi cha mẹ đã về già, họ trở nên thận trọng trước mặt con cái. Họ không dám hỏi nhiều điều, không còn dám nói to.
Cách đây một thời gian, có một đoạn trong bộ phim truyền hình Trung Quốc "Gia đình hạnh phúc" khiến nhiều người phải bật khóc: Sau khi con trai kết hôn, anh muốn cắt đứt mối quan hệ với gia đình. Anh nói thẳng: "Con đã tự dựa vào nỗ lực của bản thân để đạt được kết quả ngày hôm nay!".
Người con trai này là một bác sĩ giỏi tuy nhiên anh không thăng tiến được vì nhiều đồng nghiệp khác có gia đình bề thế, địa vị hơn trong khi cha anh chỉ là một ông chủ tiệm mì.
Một ngày, nỗi thất vọng gần như đã tích tụ quá lớn, anh gào lên trách cứ cha mình: “Cha luôn hỏi con hôm nay có đói không, cha sẽ chỉ lo cho con được chuyện đói no, cha không thể lo cho con được sự nghiệp”.
Sau khi nghe những lời phàn nàn từ con, người cha khóc nghẹn cúi đầu trước mặt con trai: “Cha xin lỗi, là cha bất tài, cha không có khả năng lo được cho con”.
Câu chuyện này cũng phán ánh thực tế trong nhiều gia đình hiện nay. Cha mẹ làm việc chăm chỉ để nuôi dạy những đứa trẻ lớn lên, để rồi bị con cái trách móc cha mẹ không đủ khả năng cho con bay cao, bay xa hơn nữa.
Một số người nói rằng sự trưởng thành thực sự không liên quan gì đến tuổi tác mà nó bắt đầu từ việc tha thứ cho cha mẹ vì sự không hoàn hảo của họ. Khi chúng ta lớn lên, tầm nhìn và quan điểm của cha mẹ cũng có thể không phù hợp với chúng ta nữa, và họ không thể theo kịp sự phát triển của thời đại. Nếu bạn cảm thấy hổ thẹn và thiếu kiên nhẫn vì điều này, những đứa trẻ không thể hòa giải với cha mẹ sẽ không có một cuộc sống tốt.
Tại sao cha mẹ càng lớn tuổi, họ càng yếu đuối trước mặt con cái, họ không còn dám nói to, họ không dám có ý tưởng riêng?
Đó là bởi vì chúng ta đã thay đổi và trở nên thiếu kiên nhẫn, xem thường cha mẹ khiến họ trở thành một con nhím thận trọng.
Điều đáng buồn nhất trên thế giới là: Với những nỗ lực miệt mài để nuôi dạy con cái, khi cha mẹ già đi, họ trở nên thận trọng trước mặt con.
Bài học về sự tử tế với cha mẹ
Giá trị của cha mẹ không phải là họ có thể để lại cho chúng ta bao nhiêu của cải.
Cha mẹ cho chúng ta điểm bắt đầu của cuộc sống nhưng không thể đi cùng chúng ta đến cuối cuộc đời, đây là nỗi buồn lớn nhất trong cuộc đời họ.
Mỗi người con chúng ta, dù có giàu có đến đâu, xin đừng để tâm trạng xấu nhất dồn lên cha mẹ.
Họ có thể "không có khả năng" vì họ đã cho bạn khả năng.
Đừng đổ lỗi cho cha mẹ vì sự thiếu sót của họ.
Đừng phàn nàn "Họ nên là cha mẹ như thế nào" mà hãy tự nhắc nhở mình "Tôi nên là người con như thế nào?”.
Đừng coi thường cha mẹ của bạn.
Đừng phàn nàn về những lời phàn nàn của cha mẹ.
Tình yêu là trách nhiệm sâu sắc, nếu bạn có một cuộc sống tồi tệ, cha mẹ sẽ đau khổ hơn bất cứ ai khác. Họ phàn nàn vì họ yêu bạn.
Đừng phàn nàn về sự chậm chạp của cha mẹ.
Đừng ghét cha mẹ ốm. Sinh lão bệnh tử là một quy luật tự nhiên không thể tránh khỏi. Cha mẹ đã chăm sóc chúng ta khi con nhỏ, giờ đã đến lúc chúng ta trả ơn đó.
Còn có cơ hội để phục vụ và hiếu thảo với cha mẹ là phước lành lớn nhất đối với mỗi người con.