Phụ nữ sống thọ hay không nhìn xuống bàn chân sẽ rõ bởi bàn chân là nơi chứa nhiều huyệt vị quan trọng, kết nối với lục phủ ngũ tạng.
Phụ nữ sống lâu hơn nam giới và khoảng cách này không ngừng gia tăng. Tại sao lại có tình trạng như vậy?
Có hai nguyên nhân chính là phụ nữ có nồng độ estrogen trong cơ thể cao hơn, estrogen có tác dụng ngăn cản sự gia tăng cholesterol, có thể ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của xơ vữa động mạch, do đó phụ nữ ít mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não hơn so với nam giới. Hệ thống miễn dịch của phụ nữ suy giảm chậm hơn nam giới, điều đó có nghĩa là khả năng miễn dịch của phụ nữ mạnh hơn nam giới ở cùng độ tuổi.
Nhưng một khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, quá trình tiết estrogen sẽ giảm đi đáng kể, nếu không có sự bảo vệ của estrogen thì nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch ở phụ nữ cũng sẽ tăng cao. Tuy nhiên, ít nhất là nguy cơ xơ vữa động mạch có thể đến muộn hơn nam giới từ 5-10 năm.
Bên cạnh đó, phụ nữ sống thọ hay không nhìn xuống bàn chân sẽ rõ bởi bàn chân là nơi chứa nhiều huyệt vị quan trọng, kết nối với lục phủ ngũ tạng.
Không bị tê chân
Một số phụ nữ vừa bước vào thời kỳ mãn kinh đã bị tê chân. Hiện tượng này có nhiều nguyên nhân, phổ biến là bệnh lý thần kinh ngoại biên do tiểu đường, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thuyên tắc động mạch chi dưới, bệnh mạch máu não,…
Các chị em phụ nữ khi phát hiện mắc bất kỳ bệnh nào trong số trên sẽ rất phiền toái, vì những bệnh này là bệnh không thể chữa khỏi, khi đã chẩn đoán thường phải điều trị lâu dài.
Nếu chân có biểu hiện tê mỏi thì phải đến bệnh viện kịp thời, không được trì hoãn lặp đi lặp lại để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.
Da chân hồng hào
Một số phụ nữ dù đã rất già nhưng da chân vẫn rất hồng hào chứng tỏ mạch máu đang hoạt động tốt.
Nếu lòng bàn chân có màu xanh thì cơ thể đang bị cảm nặng. Lòng bàn chân màu vàng chứng tỏ đang mắc bệnh gan và túi mật. Lòng bân chân màu trắng có thể là triệu chứng của bệnh thiếu máu. Lòng bàn chân có màu tím đen nghĩa là máu trong cơ thể lưu thông không tốt.
Khi động mạch chi dưới bị xơ vữa thì nguy cơ huyết khối cũng cao, một khi tắc hoặc huyết khối xảy ra, màu sắc chân của người bệnh sẽ thay đổi.
Không phù chân
Một số phụ nữ bị phù nặng ở chân, dùng tay ấn xuống sẽ thấy hố, loại phù này trong y học gọi là phù rỗ.
Có nhiều nguyên nhân gây phù nề rỗ, bao gồm suy dinh dưỡng, bệnh tim, gan, thận,…
Nếu xuất hiện hiện tượng phù nề, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân gây ra chứng phù nề, không nên trì hoãn nhiều lần.
Chân ấm không lạnh
Nếu nhiệt độ bàn chân ấm, không lạnh có nghĩa là khí huyết trong cơ thể đủ. Khí huyết trong cơ thể lưu thông bình thường và máu được cung cấp đủ là kết quả của quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra suôn sẻ.
Nữ giới có bàn chân lạnh thì nên chú ý hơn. Tình trạng này có thể cho thấy cơ thể không đủ máu và chuyển hóa chậm, thường kèm theo những khó chịu khác.
Người bị thận yếu cũng có triệu chứng lạnh chân, người bị lạnh chân thường cần chú ý bảo vệ thận, điều hòa kịp thời để tránh những nguy cơ đe dọa đến sức khỏe.
Không có mùi hôi chân
Mùi hôi chân có thể là do vệ sinh chưa sạch nhưng cũng có thể là do cơ thể điều tiết không bình thường. Nếu mùi của bàn chân trở nên quá nồng dù bạn đã vệ sinh sạch sẽ thì hãy xem xét liệu khả năng miễn dịch của mình có vấn đề hay không.
Sau khi mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh của phụ nữ cũng sẽ tăng lên, vì vậy duy trì lối sống lành mạnh và hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp cơ thể bạn tốt hơn.