Chính Gia Cát Lượng đã đúc rút ra những điều quan trọng này khi cuối đời để kịp dạy cho con trai của mình những nhân tố quan trọng của cuộc đời.
- Phụ nữ trước 40 tuổi: Phải biết ‘yêu tiền’
- Những bài học phụ nữ luôn ước phải chi có thể biết trước khi 40
Tính cách khác nhau, môi trường khác nhau khiến chúng ta sẽ đưa ra những quyết định và đi trên những con đường khác nhau. Do đó, có người thành công sớm, có người thành công muộn, nhưng cũng có người cả đời thất bại không ngừng. Đây đều là kết quả đến từ năng lực hành vi của mỗi cá nhân.
Nếu họ không có đủ phẩm chất để thành công thì cho dù có cố gắng cả đời cũng chỉ xôi hỏng bỏng không, chẳng làm nên sự nghiệp lớn. Và ngược lại, với những người đã có đủ bản lĩnh, cho dù thất bại tạm thời thì họ cũng luôn có cách để đạt tới thành tựu trong tương lai.
Tuy nhiên, thành công là gì lại rất ít người có thể định nghĩa một cách đúng đắn. Như nhà quân sự tài ba Gia Cát lượng viết trong "Giới tử thư" Để răn dạy con trai mình có câu:
"Phi đạm bạc vô dĩ minh chí,
Phi ninh tịnh vô dĩ trí viễn."
Dịch nghĩa có thể hiểu rằng: Sống không giản dị không thể có ý chí minh mẫn, tâm không tịnh không thể nhìn xa trông rộng.
[Trích: Giới tử thư - Thư răn dạy con - Gia Cát Lượng]
Điều này có nghĩa là, sống ở đời, phải đạm bạc coi nhẹ thắng thua, đừng nên cố chấp vì danh lợi để ảnh hưởng tới chí hướng minh xác của bản thân, khi nào tâm trí luôn bình tĩnh, không bị ảnh hưởng bởi những tạp niệm lung tung thì mới có thể định ra những mục tiêu và lý tưởng dài hạn.
Trạng thái đạm bạc thể hiện trong sự bình hòa, yên tĩnh, không phù phiếm và không màng danh lợi. Đó là sự thành thục của tâm trí, tích lũy của kinh nghiệm, là sự hài hòa và khoan dung như biển lớn mà một người đủ bản lĩnh phải thông thấu.
Khi còn trẻ, đặt mình trong xã hội coi trọng vật chất, chúng ta luôn ép bản thân giống như một chiếc máy chỉ biết kiếm tiền nhưng nội tâm thì rỗng tuếch, cuộc sống sinh hoạt như một vòng lặp nhàm chán không ngừng nghỉ. Đến sau này, khi đã trải qua thời gian tôi luyện, chúng ta đủ trưởng thành để nhận ra sự bình hòa và yên tĩnh của tâm hồn mới là những nhân tố cốt lõi để làm nên cuộc sống. Muốn làm được điều này, chúng ta phải nhớ lấy hai điều sau:
1. Không màng danh lợi, định rõ chí hướng
Khi cảm thấy sinh hoạt và cuộc sống không được như ý, rơi vào những thời điểm hoang mang, nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta đã đặt quá nhiều vấn đề trong lòng, suy nghĩ quá nặng về chấp niệm, cho nên, rất khó đạt được sự thỏa mãn. Bất cứ một việc nhỏ nào cũng có thể tác động đến nội tâm và cảm xúc của bản thân, ảnh hưởng tới lý trí khi đưa ra những quyết định. Chính vì vậy, khi trong lòng càng chứa nhiều tạp niệm, gánh nặng trên vai, áp lực trên lưng lại càng lớn, khiến chúng ta không còn đủ sức để ngẩng cao đầu xác định rõ phương hướng của bản thân.
Vào thời điểm ấy, điều cần làm nhất chính là học cách tinh lọc suy nghĩ của mình, sắp xếp lại những điều phiền não, vứt bỏ những thứ không quan trọng để tập trung xử lý khó khăn trước mắt. Trong bất cứ trường hợp nào, chỉ có cách dồn 100% ý chí vào một thứ duy nhất, chúng ta mới có thể trở nên kiên định với chính mình.
2. Yên lặng trông xa, tầm nhìn dài hạn
Khi gặp khó khăn, chỉ có sự bình tĩnh và tỉnh táo mới giúp chúng ta suy xét, đưa ra những quyết định đúng đắn và chu toàn nhất có thể. Nếu trong lòng vội vàng, chúng ta rất dễ bị những tiểu tiết đánh lừa lý trí, dẫn tới mất phương hướng làm việc. Một người không xác định được phương hướng cho bản thân thì rất khó có thể thực hiện được mục tiêu lâu dài.
Tâm không tịnh, làm không đạt. Tâm không vững, chuyện không nên. Chỉ khi nào tâm trí đạt tới mức độ yên lặng và tường hòa, chúng ta mới trở nên minh mẫn, đủ bình tĩnh để phân tích tình thế, suy xét trên nhiều khía cạnh và đưa ra những quyết sách chính xác, hướng tới mục tiêu là tầm nhìn dài hạn.
Cùng với đó, chúng ta luôn phải nhắc nhở bản thân không ngừng nâng cao năng lực và rèn luyện bản lĩnh, chính nhân tố ấy sẽ biến mình trở thành một con người thành công thực thụ trong mắt những kẻ người xung quanh.