Có nên quay lại với người yêu cũ là câu hỏi nhiều bạn trẻ đặt ra khi họ có quá trình yêu nhau nhưng vì lý do nào đó phải chia tay để rồi nhận ra họ vẫn còn tình cảm với nhau. Nhưng liệu quay lại có phải là cách xử lý đúng.
- Có những khi độc thân tốt hơn yêu đương
- Trong tình yêu nếu không thể thật sự tha thứ thì đừng tha thứ
Hai người ở bên nhau có thể vì yêu nhau nhưng khi xa nhau lại là do nhiều yếu tố quyết định. Đó có thể là sự bất đồng về tính cách, quan điểm, đối phương đã chạm đến giới hạn của bạn hoặc phạm phải sai lầm không thể tha thứ.
Ảnh minh họa
Sau khi chia tay, mọi người luôn nghĩ về khoảng thời gian vui vẻ bên nhau và cảm thấy không thể buông bỏ mối quan hệ này trong một sớm một chiều. Ngày đêm suy nghĩ trằn trọc, thấy rằng dù mình có cố gắng thế nào đi nữa thì cũng không thể quên được người kia. Chính vì vậy, rất nhiều người quyết định giải hòa.
Sau khi mối quan hệ tan vỡ, nhiều người thường nảy sinh ý định quay lại với nhau. Điều này được gọi là thâm tình và người ta đặt cho nó một thuật ngữ mỹ miều là “gương vỡ lại lành”. Tuy nhiên, những người từng yêu sâu đậm đã đi đến bước chia tay, nếu quay lại với nhau, liệu mối quan hệ của họ có thể như xưa nữa không? Hiệu ứng “cửa sổ vỡ” chứng minh rằng tốt nhất bạn không nên quay lại với người yêu cũ.
Hiệu ứng “cửa sổ vỡ” là gì?
Một mảnh kính của tòa nhà bị ai đó làm vỡ, nếu không được sửa chữa kịp thời thì sẽ có thêm nhiều kẻ phá hoại khác đến đập vỡ kính của tòa nhà này.
Một bức tường sạch bị vẽ bậy, nếu không dọn dẹp sạch sẽ thì chẳng bao lâu nữa nó sẽ bị tô vẽ bởi đủ thứ hình linh tinh.
Thùng rác chứa đầy chất thải. Nếu một người cố ý vứt rác sang bên cạnh chiếc thùng đó và không có ai dọn dẹp, thì bạn sẽ thấy chỉ sau một lúc thôi xung quanh tràn ngập rác thải.
Ảnh minh họa
Loại hiện tượng này được gọi là hiệu ứng “cửa sổ vỡ” trong tâm lý học. Nó đề cập đến thực tế là khi cánh cửa và cửa sổ đầu tiên bị vỡ mà không được ngăn chặn hoặc sửa chữa, thì nó sẽ tiếp tục bị phá hỏng theo một cách vô thức. Cũng như bạn, khi có vấn đề rắc rối trong mối quan hệ của mình, nếu không được giải quyết, một loại tâm lý sẽ âm thầm diễn tiến trong lòng mọi người, lớn dần lên và trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn.
“Cửa sổ vỡ đầu tiên” thường là điểm khởi đầu cho một sự việc xấu đi
Một người lần đầu tiên phản bội tình cảm của bạn và bạn không thực hiện bất kỳ biện pháp trừng phạt nào mà chỉ lựa chọn cách nhẹ nhàng tha thứ cho đối phương. Những lần sau cũng như vậy, dần dần người đó sẽ tự hình thành cảm giác được phép phạm lỗi, vì dù sao thì anh ta cũng không bị trừng phạt.
Sự đổ vỡ của một mối quan hệ không phải là chuyện xảy ra một cách bất ngờ, trước đó nó chắc chắn phải được tích lũy bởi n lần “cửa sổ vỡ đầu tiên”. Bởi vì nếu vấn đề chưa được giải quyết, thì nó sẽ không tự nhiên biến mất và tái tổ hợp một lần nữa. Do đó, việc tái hợp sau khi chia tay chỉ là lặp lại những sai lầm tương tự từ lần chia tay trước mà thôi.
Sở dĩ người ta chia tay, hơn nữa lại còn là những cặp yêu nhau sâu đậm, chắc hẳn là vì giữa hai người tồn tại một khoảng cách không thể hàn gắn, không cách nào khắc phục được nên mới lựa chọn cách chia tay. Vấn đề cốt yếu nhất vẫn chưa được giải quyết thì cho dù có hàn gắn mối quan hệ đó, nó cũng không thể tiến xa được.
Ảnh minh họa
Câu thoại trong bộ phim truyền hình Hàn Quốc “Nhiệt độ tình yêu” rất đáng để suy ngẫm: “Xác suất sau khi chia tay có thể tái hợp một lần nữa là 83%. Nhưng xác suất sau khi tái hợp rồi có thể cùng nhau đi tới cuối cùng chỉ có 3%, 97% còn lại sẽ chia tay một lần nữa, và lý do chia tay giống hệt với lần đầu”.
Một số việc đã để lỡ rồi thì chính là lỡ mất. Bạn tưởng rằng mình để mất một một người, nhưng thực ra bạn đã đánh mất cả quãng đời, chỉ là dù tình cảm trong quá khứ có sâu nặng đến đâu cũng không cách nào quay lại quá khứ. Việc bạn cần làm là dẹp bỏ mối tình đã qua, đối mặt với mối quan hệ tiếp theo, bởi suy cho cùng cuộc sống là luôn phải hướng về phía trước.
Nhà văn Trương Tiểu Nhàn (Hồng Kông) đã viết trong tác phẩm “Cảm ơn người đã rời xa tôi”: “Một số thứ không thể chuộc lại được, cũng giống như một số người khi đã để lỡ mất thì không thể quay lại như trước được nữa. Thời gian sẽ làm phai mờ quá khứ, nhưng để lại cảm giác thi vị hơn ban đầu.”
Những lỗi nhỏ phải được chú trọng để tránh những điều đáng tiếc
Hiệu ứng cửa sổ bị vỡ chính xác là do cửa sổ thứ nhất bị hỏng và không được mọi người chú ý sửa chữa nên mới dẫn đến cửa sổ thứ hai và cửa sổ thứ ba hỏng. Nếu cửa sổ thứ nhất được sửa chữa kịp thời, thì những cánh cửa tiếp theo sẽ nguyên vẹn.
Ảnh minh họa
Tương tự như vậy, trong quan hệ giữa hai giới chúng ta phải hết sức cảnh giác với những lỗi lầm xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày, dù là ngẫu nhiên, cá nhân hay là những điều nhỏ nhặt. Nếu chúng ta thờ ơ trước sai lầm của đối phương, thì đến một mức độ nào đó nửa kia sẽ “bể kính thêm bể”.
Nếu không thể khắc phục được những vấn đề trên, bạn hãy bình tĩnh đối mặt với nó để xác định xem nên tiếp tục hay dừng lại để không phải đau khổ vì lại tan vỡ sau hàn gắn.