Nam sủng và luyến đồng trong lịch sử cổ đại Trung Quốc: Hóa ra cổ nhân đã có cái nhìn rất thoáng đối với các mối tình đồng tính

Phụ nữ yêu 19/07/2020 15:55

Xã hội Trung Hoa ngày xưa đã chứng kiến không ít những mối tình đồng tính thú vị.

Trong quyển "Yến Tử Xuân Thu" có ghi chép một câu chuyện thế này: Trong thời kỳ Xuân Thu, có 1 vị Hoàng đế của nước Tề tên là Tề Cảnh Công. Một ngày nọ, ông đột nhiên phát hiện ra một viên quan nhỏ đang nhìn trộm mình. Ông mới tiến đến hỏi viên quan đó: "Ngươi làm gì mà cứ nhìn ta suốt?". Người kia đã trả lời rằng: "Vì ngài rất đẹp".

Lúc đấy, Tề Cảnh Công rất tức giận, quyết định giết chết viên quan này. Tướng quốc Yến Anh nghe tin sự việc đã vội chạy đến gặp Tề Cảnh Công và nói: "Vương Thượng, ngài rất đẹp, thần cũng thích ngắm ngài như thế! Đây là thói thường của con người, ngài không chấp nhận được cũng không nên giết hắn. Ngăn cản dục vọng hay làm hại người khác đều không phải là chuyện tốt đẹp gì". 

Tề Cảnh Công suy nghĩ một chốc, cảm thấy lời của Yến Anh cũng đúng: "Được, vậy thì sau này, khi ta tắm rửa sẽ lệnh cho hắn đến kỳ cọ lưng!". 

Một chức quan nhỏ bé lại dám bộc bạch tâm tình với Vương thượng như thế; sau khi nhà vua biết được, có thể thông hiểu và đưa ra phúc lợi lớn cho thấy thái độ mập mờ của xã hội ngày xưa đối với tình yêu đồng tính. 

Nhưng không phải ai cũng dũng cảm như vị quan kia, cũng khó gặp may mắn như người đấy. Tình yêu đồng tính thời cổ đại có liên quan rất nhiều đến thân phận, địa vị, sự nghiệp của họ. 

Trong sử sách, những mối tình đồng tính được ghi nhận nhiều nhất là từ vương hầu quý tộc. Dù ghi chép không nhiều và cụ thể nhưng cũng đủ để lại cho các thế hệ sau này vô số tưởng tượng.

Nam sủng và luyến đồng trong lịch sử cổ đại Trung Quốc: Hóa ra cổ nhân đã có cái nhìn rất thoáng đối với các mối tình đồng tính - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Từ Hán Cao Tổ Lưu Bang đến Hán Ai Đế Lưu Hân, hầu hết mọi thế hệ hoàng đế triều Hán đều có nam sủng: Tịch Nhụ (nam sủng của Hán Cao Tổ); Hoành Nhụ (của Hán Huệ Đế); Đặng Thông (của Hán Văn Đế); Châu Nhân (của Hán Cảnh Đế); Kim Thưởng (của Hán Chiêu Đế); Hàn Yên, Hàn Thuyết và Lý Diên Niên (của Hán Vũ Đế); Trương Bành Tổ (của Hán Tuyên Đế); Hoằng Mộ (của Hán Nguyên Đế); Trương Phóng (của Hán Thành Đế); Đổng Hiền (của Hán Ai Đế),...

Trước hết, nói về nam sủng của Hán Cao Tổ Lưu Bang, hắn tên Tịch Nhụ và không có vẻ ngoài ưa nhìn. Theo "Sử Ký Ninh Hạnh Liệt Truyện", người này không có tài cán gì, điều đặc biệt duy nhất là được Hán Cao Tổ sủng ái.

Có một lần, Hán Cao Tổ nói dối mình bệnh nặng và không thượng triều, ông cũng không cho phép ai đến thăm. Một thời gian dài sau đó, muội phu (em rể) của ông không thể chịu đựng thêm nữa đã kéo quần thần lao vào cung. 

Khi đấy, họ bắt gặp Hán Cao Tổ đang gối đầu trên đùi Tịch Nhụ trò chuyện. Các đại thần liền nổi giận: "Ngày trước, khi bệ hạ chinh chiến 4 phương 8 hướng có uy phong đến thế nào. Hôm nay lại như một con mèo!". 

Hán Cao Tổ cười to rồi đứng dậy nói: "Các ngươi không cần lo lắng, ta chỉ thích mỗi Tịch Nhụ, sẽ không gây ra đại loạn thiên hạ".

Nam sủng và luyến đồng trong lịch sử cổ đại Trung Quốc: Hóa ra cổ nhân đã có cái nhìn rất thoáng đối với các mối tình đồng tính - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Thành ngữ cổ "Đoạn tụ chi phích" (mối tình cắt áo) cũng bắt nguồn từ thời nhà Hán. Nam sủng của Hán Ai Đế là Đổng Hiền, hắn được Hoàng đế sủng hạnh vô cùng, có thể nói là "sống thì cùng giường, chết thì cùng huyệt". Có một ngày, Hán Ai Đế thức dậy muốn xuống giường thì phát hiện tay áo đã bị Đổng Hiền gối đầu lên. Không muốn làm sủng nam tỉnh giấc, Hoàng đế liền lấy kiếm cắt đứt tay áo của mình. Chính vì thế, người đời sau mới gọi mối tình của Hán Ai Đế và Đổng Hiền là "Đoạn tụ chi phích". 

"Long Dương chi phích" là 1 điển cố khác liên quan đến đồng tính nam, được ghi chép trong "Chiến Quốc Sách: Ngụy Sách". Long Dương Quân là sủng nam của vua nước Ngụy, cả 2 như hình với bóng không thể rời xa nhau. 

Có 1 ngày, 2 người họ cùng đi câu cá. Khi đã thu hoạch được kha khá, Long Dương Quân bắt đầu khóc. Ngụy Vương nhanh chóng hỏi nguyên nhân thì được đối phương trả lời: "Ta rất hạnh phúc khi vừa câu được con cá đầu tiên, nhưng đến khi câu được con cá lớn khác thì muốn thả con cá đầu tiên đi. 4 biển rộng lớn, mỹ nhân nhiều biết bao nhiêu, ta sợ đại vương sẽ nhìn trúng một người đẹp hơn ta, sẽ bỏ rơi ta. Ta làm sao có thể không khóc chứ?". Ngụy Vương nghe được những lời này rất cảm động, liền hạ lệnh: Trong cả nước, nếu có ai tiến cử người đẹp cho nhà vua sẽ bị chém đầu cả nhà.

Quan hệ chủ tớ cũng là hình thức đồng tính thường gặp nhất trong thời cổ đại. Những đầy tớ này được gọi là "Luyến đồng", "Luyến" có nghĩa là dung mạo xinh đẹp. Trong thời kỳ Ngụy - Tấn - Nam - Bắc triều và Minh - Thanh triều, hoạn dưỡng (nuôi dưỡng vì lợi dụng) luyến đồng đã trở thành trào lưu. Đến cuối triều đại nhà Thanh, có nhiều luyến đồng đã trở thành 1 công cụ để tiết dục. 

Không giống như đàn ông có thể tìm được nam sủng, luyến đồng qua các hoạt động xã hội, phụ nữ thời cổ đại có rất ít cơ hội tham gia hoạt động bên ngoài gia đình, chính vì thế phương thức tìm người tình đồng tính kín đáo hơn. 

Trong thời kỳ phong kiến hàng nghìn năm, lễ giáo cho rằng điều quan trọng nhất đối với phụ nữ là trinh tiết, thê thiếp hòa thuận, gần gũi như chị em. Vì thế, ngay cả khi giữa những người phụ nữ phát sinh tình cảm, chỉ cần đối với gia tộc không có hậu quả gì thì đàn ông đều sẽ chấp nhận. 

Lý Ngư, một tác giả tài năng thời nhà Minh, đã từng sáng tạo ra một kịch bản hí kịch mang tên "Liên Hương Bạn" về chủ đề đồng tính nữ. Thôi Tiên Vân là vợ của Giám sinh Phạm Giới Phu, trong dịp tròn 1 tháng thành thân đã lên chùa thắp hương. Lúc này cô gặp Tào Ngữ Hoa, người phụ nữ nhỏ hơn mình 2 tuổi. 

Thôi Tiên Vân thích mùi hương cơ thể của Tào Ngữ Hoa, còn Tào Ngữ Hoa lại ngưỡng mộ tài thơ ca của Thôi Tiên Vân. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, họ đã cảm thấy đối phương thân thuộc như bạn cũ. Cuối câu chuyện, Thôi Tiên Vân cố tình lập kế hoạch để Tào Ngữ Hoa kết hôn với chồng mình, để có thể gần gũi với mình. 

Năm 2010, để kỷ niệm 400 năm ngày sinh của Lý Ngư, tác phẩm này đã được chỉnh sửa thành Ca kịch Côn khúc biểu diễn trên sân khấu. 

Nam sủng và luyến đồng trong lịch sử cổ đại Trung Quốc: Hóa ra cổ nhân đã có cái nhìn rất thoáng đối với các mối tình đồng tính - Ảnh 3

Phản ứng không gay gắt của quân thần thời Xuân Thu, sự thịnh hành nam sủng thời Ngụy - Tấn, hoạn dưỡng luyến đồng thời Minh - Thanh đều chứng minh thái độ của người xưa đối với những tình yêu đồng giới. 

Ngoài ra, những người phụ nữ trong xã hội nam quyền không có quyền phát ngôn, miễn là hoàn thành bổn phận nối dõi tông đường là được, họ không can thiệp quá nhiều vào mối quan hệ của chồng với người đàn ông khác ở bên ngoài. Do đó, không có gì lạ với chuyện 2 người đàn ông yêu nhau trong thời cổ đại. 

Ở đời có 3 CÁI DẠI, phụ nữ phải nhắc nhở mình không được mắc phải kẻo tự làm khổ bản thân

Dưới đây chính là 3 cái dại khiến phụ nữ lấy chồng tự làm khổ mình, nếu thấy bản thân trong đấy bạn hãy thay đổi ngay hôm nay.

TIN MỚI NHẤT