Để tránh những mâu thuẫn có thể dẫn đến đổ vỡ, trước khi đặt bút vào giấy đăng ký kết hôn, hai bạn nên cùng nhau thống nhất những điều sau.
- Bí mật của hôn nhân hạnh phúc nằm ở 4 chữ này, với ai cũng đều có giá trị
- Hôn nhân rơi vào bế tắc chỉ vì chồng quá lười, vợ hãy làm những điều này để thay đổi toàn cục
Ở riêng hay chung cùng bố mẹ
Vấn đề tưởng chừng như không có gì phải bàn cãi nếu bạn hoặc người yêu bạn là “con trai một”, hai người sẽ sống chung cùng bố mẹ là chuyện đương nhiên. Song, rất nhiều đôi sau một thời gian ở cùng bố mẹ, thậm chí chỉ sau tuần trăng mật vài ngày, thì cô vợ đã “gào” lên: “Không có gì quý hơn tự do!”.
Đến lúc này, nếu cả hai mới cùng bàn bạc xin phép ra ở riêng e rằng hơi muộn, sẽ không tránh khỏi làm mất lòng các cụ và nảy sinh nhiều mâu thuẫn nội bộ gia đình. Còn nếu chẳng may hai bạn không có tiếng nói chung, vấn đề càng trở nên phức tạp. Đi sau nó là nhiều xung đột xảy ra giữa hai vợ chồng khi mà một trong hai không đạt được ý nguyện.
Hãy tham khảo ý kiến của người đi trước và tự đặt ra nhiều tình huống cho mình nếu sống chung cùng bố mẹ, để biết xem liệu mình có “thích hợp” với “đại gia đình” không?
“Đối nội, đối ngoại”
Bạn ở riêng hay sống chung với bố mẹ thì trách nhiệm của người con dâu, con rể vẫn phải có. Tuy nhiên, sẽ có không ít người cảm thấy đối phương tỏ ra “thiên vị” bố mẹ đẻ và không hài lòng về điều đó hoặc có bạn trẻ cho rằng vợ/chồng chẳng hề quan tâm đến gia đình nhà mình.
Tốt nhất là các bạn nên bàn bạc, thống nhất với nhau về những khoản có thể biếu cho bố mẹ đôi bên hàng tháng, hoặc lên lịch cho việc đi thăm bố mẹ của nhau. Và một nguyên tắc căn bản là phải công bằng.
Các mối quan hệ bạn bè
Chỉ đàn bà dại mới để chồng can dự đến các mối quan hệ xã hội của mình, mới để chồng mặc định phụ nữ sau khi kết hôn phải cắt đứt quan hệ với bạn bè, tập trung chăm sóc gia đình. Phụ nữ khôn ngoan sẽ chẳng nể nang mà yêu cầu chồng phải tôn trọng bạn bè của mình, càng không được cấm đoán mình có mặt trong những cuộc vui.
Bởi hôn nhân là cơ hội để cả hai hạnh phúc hơn, có nhiều thời gian chăm sóc yêu thương nhau hơn chứ không phải là nhà tù nhốt cuộc đời người phụ nữ trong xó bếp.
Công việc
Một người chồng nói câu “em cứ nghỉ việc ở nhà chăm sóc gia đình, con cái, anh sẽ lo cho em đầy đủ”, thực chất không phải là vì họ sợ bạn phải vất vả kiếm tiền, mà họ đang muốn bạn từ bỏ công việc, đam mê để hi sinh vì gia đình. Đấy không phải là yêu thương mà là sự ích kỉ, gia trưởng. Và tất nhiên, một người vợ khôn ngoan không bao giờ cho phép chồng áp đặt đòi hỏi vô lí ấy lên đời mình.
Thỏa hiệp về “góc trời riêng”
Không ít đàn ông phàn nàn rằng lấy vợ như “đeo gông” lên cổ. Họ không được làm những việc mà trước đây mình thích, chẳng hạn như thói quen ngồi nhậu với “chiến hữu hay thú vui đi đá bóng với anh em. Hoặc cũng có phụ nữ kêu ca rằng từ khi lập gia đình, vì chồng cấm đoán và quá bận bịu mà mất hết bạn bè cũng như thú vui riêng. Kết quả là cả hai đều cảm thấy mất tự do, bị đối phương xâm phạm vào đời tư của mình quá nhiều.