Những lời Phật dạy về tình duyên sau đây rất đáng để mọi người suy ngẫm!
- Lời Phật dạy để có được tình yêu, hôn nhân trăm năm bền vững
- 7 bài học Phật dạy cần ghi nhớ để được hưởng Phúc Đức muôn đời
Phật dạy: mối duyên vợ chồng là mối duyên phải vun đắp
Trên đời này, không thiếu những cuộc tình dang dở. Có những mối tình sâu đậm kéo dài nhiều năm nhưng cuối cùng lại kết thúc, chẳng đi đâu về đâu. Thậm chí, có cô gái tưởng kết hôn đến nơi rồi lại đột ngột đứt gánh giữa đường.
Hay có những cô gái mải mê phấn đấu sự nghiệp, lớn tuổi rồi mà lỡ dở tình duyên. Đến khi ngoảnh lại, tuổi đã chơi vơi mà mảnh tình vắt vai chưa có.
Con người gặp và yêu nhau là do duyên phận. Nhưng duyên phận lại là điều vô cùng kỳ lạ, không ai có thể hiểu thực sự về nó. Có thể hữu duyên vô phận. Có thể yêu nhau, nhớ nhau nhưng không thể gần nhau. Không cố ý đeo đuổi thì lại có, cố gắng có khi lại chẳng thành.
Người ta thường có thói quen cầu xin Phật để tìm được người yêu, nhưng Phật dạy rằng, dù cầu xin cũng chỉ là xin duyên xin phận chứ không thể xin người. Mà duyên ấy là do người tự cầu phúc, tự tạo ra, Phật chỉ kết nối chứ không thể ban cho. Thế gian biển người mênh mông, người với người gặp nhau là duyên tiền định, yêu nhau là phận kiếp trước, bên nhau là trả nợ đời đời.
Thế gian trăm ngàn mối duyên, chỉ có một mối duyên thực sự dành cho mình. Phật giáo tin rằng, tu trăm năm mới cùng chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối, mối duyên vợ chồng là mối duyên phải vun đắp, cố gắng thật nhiều mới có được.
Vì thế, phụ nữ có muộn duyên tình chớ có quá đau buồn. Chưa gặp người ưng ý là do bản thân tu chưa đủ phúc, duyên chưa đủ sâu. Tuổi tác lớn không phải vấn đề, chưa gặp đúng người thì chưa thể gọi là muộn. Chỉ có bỏ lỡ mối duyên đích thực mới thật sự là muộn màng.
Người sống trên đời, ấm lạnh chỉ có bản thân hiểu rõ nhất, đừng vì áp lực bên ngoài mà sống trái với lòng, yêu lầm cưới sai. Như vậy không chỉ kiếp này khổ mà còn kết nghiệt duyên, liên lụy tới kiếp sau, nhất định phải trả giá. Lãng phí duyên kiếp này, tạo nghiệp báo kiếp sau, đừng vì một chốc lát cô đơn mà đánh đổi.
Bốn yếu tố của tình yêu: Từ bi hỉ xả
Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.
“Từ” là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực.
Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.
“Bi” là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng.
Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.
Như vậy, “từ bi” theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực.
“Từ bi” trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải “tu tập”. Cần nhiều thời gian, để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.
“Hỉ” là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.
“Xả” là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/ anh, em/ anh ráng chịu.
Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.