Nhà sử học Edward Gibbon từng nói: “Im lặng là trường học của sự khôn ngoan”. Im lặng chính là yêu thương, là tha thứ và là cuộc sống.
- Ở đời, người biết chế ngự tâm trạng sẽ làm chủ cuộc đời mình
- 5 việc làm tưởng tốt nhưng có thể khiến cuộc đời bạn bất hạnh
Một người ông thấy cháu trai mình tranh cãi gay gắt với vợ liền hỏi: “Tại sao cháu lại lớn tiếng khi cãi nhau với vợ vậy?”.
“Cháu mất kiên nhẫn khi cô ấy không hiểu quan điểm của cháu”.
“Nhưng ông thấy vợ cháu đứng đủ gần để có thể nghe thấy lời cháu ngay cả khi cháu có thể nói chuyện một cách bình tĩnh mà. Không nhất thiết phải lớn tiếng như vậy”.
“Cháu lớn tiếng để cô ấy nghe được và chấm dứt việc tranh cãi ở đây”.
“Đó không phải là lý do để cháu lớn tiếng. Lý do thực sự là khi cháu giận vợ, trái tim cháu đã rời xa trái tim cô ấy. Vì vậy, dù gần gũi về thể xác nhưng cháu vẫn cảm thấy đang ở rất xa nhau nên cháu mới lớn tiếng”.
“Nếu đó là lý do để lên giọng với nhau, chúng ta sẽ làm gì khi yêu hả ông?”.
“Khi hai người yêu nhau, trái tim của họ gần nhau. Ngay cả khi cháu thì thầm nhẹ nhàng, cả hai đều có thể nghe rõ. Những lúc như vậy, người ta có thể giao tiếp với người mình yêu thông qua ngôn ngữ của sự im lặng”.
Ai trong chúng ta cũng sẽ có lúc tức giận, nóng nảy. Trong cuộc sống mưu sinh bộn bề, chúng ta có quá nhiều lý do để nổi giận: nổi giận với bạn bè, nổi giận với người thân, nổi giận với đồng nghiệp,…
Khi mâu thuẫn xảy ra, mỗi lời nói thốt ra trong lúc nóng giận đều có thể trở thành những lưỡi dao găm vào tim, gây nên những tổn thương cho người khác. Bởi thế mới có câu: “Im lặng đôi khi giá trị hơn cả vạn lời nói”. Và đó cũng là lý do mỗi chúng ta sinh ra có hai tai để nghe nhưng chỉ có một cái miệng để nói. Hãy nói những lời tử tế với nhau!
Trong mọi mối quan hệ, chiến thắng một cuộc tranh cãi cũng chính là lúc chúng ta đã thua. Thua vì dẫn đến bất hòa, dẫn đến tổn thương mà khiến con người ta thêm xa cách.
“Học nói thì chỉ mất hai năm, nhưng học im lặng thì phải mất cả đời!”
Nhà văn, tác giả tiểu thuyết Nhà Giả Kim nói: “Những thứ vào miệng không độc, những thứ từ miệng tuôn ra mới độc”. Hãy học cách im lặng khi đang nổi giận để không phải hối hận về những câu nói và hành động về sau. Chúng ta lặng im để không làm tổn thương người khác, lặng im để không đố kỵ lẫn nhau, để không phán xét, không nói lời giả dối.
Bên cạnh đó, những khoảng im lặng sẽ giúp bạn suy nghĩ xem mình cần nói sao cho đúng. Khoảng im lặng đó cũng sẽ khiến tâm trí bạn bình tĩnh hơn để không thốt ra những lời “gươm đao”.
Nhà sử học Edward Gibbon từng nói: “Im lặng là trường học của sự khôn ngoan”. Im lặng chính là yêu thương, là tha thứ và là cuộc sống.