Một cuộc nghiên cứu tại Đại học Harvard năm 2016, đăng trên tạp chí Xã hội học Mỹ, cho thấy không phải tài chính của cặp vợ chồng nào cũng ảnh hưởng đến khả năng ly hôn mà là chính là sự phân chia lao động.
Lấy một người chồng không đi làm toàn thời gian
Khi nhà nghiên cứu Alexandra Killewald, khảo sát các cuộc hôn nhân bắt đầu từ năm 1975, cô thấy rằng các cặp đôi mà chồng không có việc làm toàn thời gian có tới 3,3% cơ hội ly hôn, so với 2,5% trong số các cặp vợ chồng mà người chồng có một công việc toàn thời gian.
Tuy nhiên, tình trạng việc làm của vợ, không ảnh hưởng nhiều đến cơ hội li hôn của vợ chồng. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng rập khuôn gia trưởng ở nam giới vẫn còn tồn tại nhiều, và điều đó ảnh hưởng đến sự ổn định hôn nhân.
Cả hai độc lập quá mức
Đây có thể là vấn đề thường gặp của những cặp vợ chồng rất trẻ. Nếu họ kết hôn vào giữa độ tuổi 20, theo thời gian họ đang ở giữa độ tuổi 30, một trong số họ có thể đã thay đổi hoặc đã quyết định họ thích một hình mẫu khác với vợ/chồng hiện tại.
Thiếu tôn trọng đối phương
John Gottman, một nhà tâm lý học tại Đại học Washington và là người sáng lập Học viện Gottman, gọi những hành vi trong một quan hệ nhất định là "bốn kị binh của giáo phái khải huyền". Đó là bởi vì họ dự đoán ly hôn với độ chính xác cao đáng sợ:
Ngạo mạn: Coi người bạn đời thấp kém hơn mình. (Gottman gọi hành vi này là "hôn cái chết" cho một mối quan hệ.)
Phê bình: Quy chụp, suy diễn từ 1 hành vi trở thành tính cách của người kia.
Tiêu cực: Nhạo báng người bạn đời mình trong những tình huống khó khăn.
Chiến tranh lạnh: Chặn các cuộc trò chuyện từ người kia.
Im lặng khi xung đột xảy ra
Khi người bạn đời của bạn cố gắng nói chuyện với bạn về một cái gì đó khó chịu, bạn có dập nó không? Nếu vậy (nếu bạn tình của bạn có hành vi đó), đó không phải là dấu hiệu tuyệt vời.
Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí Hôn nhân và Gia đình cho thấy hành vi "rút lui" của người chồng dự đoán tỷ lệ ly hôn cao hơn. Kết luận này dựa trên các cuộc phỏng vấn của các nhà nghiên cứu với khoảng 350 cặp vợ chồng mới cưới sống ở Michigan.
Trong khi đó, một nghiên cứu năm 2014 cho thấy các cặp vợ chồng có mô hình "đòi hỏi/im lặng" - ví dụ như một người gây áp lực cho người kia và nhận được sự im lặng trả lại –sẽ ít có hạnh phúc hơn.
Bạn đời của bạn không muốn có con
Một cuộc hôn nhân thực sự là cả hai bạn đều nhìn về một hướng với suy nghĩ, chia sẻ chung giống như một gia đình.
Nếu bạn muốn có một đứa con mà không được sự ủng hộ từ chồng hoặc vợ thì không ai trong hai bạn được hạnh phúc trong mối quan hệ hôn nhân này.
Bạn đang gánh chịu bạo lực
Bạo lực là điều không thể chấp nhận trong mối quan hệ hôn nhân bởi hầu hết các hành vi ngược đãi không dừng lại mà vẫn tiếp tục lặp lại. Ngay cả khi bạn đang không ở trong tình trạng nguy hiểm như bị đánh đập thì bạo lực bằng lời nói cũng có thể gây hại vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tự trọng cũng như tinh thần và tình cảm.
Giống với nghiện, sống trong một gia đình bạo lực, trẻ em cũng bị tác động rất xấu đến tính cách khi trưởng thành. Chúng có thể lớn lên với mặc cảm tự tin, đánh giá thấp bản thân và lòng tự trọng, mặc dù có khi chúng chỉ là người chứng kiến.
Ngoại tình mà không hối hận
Ngoại tình là một hành vi mang tính gian lận và điều này không được chấp nhận trong hôn nhân. Rachel A. Sussman, một nhà tâm lý ở New York đã đưa ra lời khuyên cho những người phụ nữ đang ở trong tình huống này là nên xem xét các chi tiết cụ thể hơn và trả lời những câu hỏi như: đó là tình một đêm hay một mối tình bí mật kéo dài nhiều năm? Nó hoàn toàn bản năng hay thực sự là tình cảm với một người mới?...
TS. Huemer Winans bổ sung thêm một vấn đề quan trọng khác nếu ngoại tình là nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Khi đó, người chồng/vợ nên xem xét thêm người ngoại tình cần có thái độ hối hận, chịu trách nhiệm, từ bỏ người tình và có những việc làm, hành động đáng tin cậy để sửa chữa sai lầm mới cứu vãn được hôn nhân. Nếu họ không thể hiện được “một lòng hối cải” thì ly hôn là điều khó tránh khỏi.