Tôi đến sợ với các thể loại ảo tưởng của chị em! Một đấng mày râu 'trong cuộc' ngán ngẩm thốt lên như thế.
- Tâm sự chồng ngoại tình: Tôi đã nghĩ cô ấy không dám bỏ đi…
- Gửi vợ có chồng ngoại tình: Người ta làm sao trở về khi không còn nhớ nổi đường đi…
Anh này phân loại rằng, đàn bà có hai dạng ảo tưởng rất đáng gờm: về chính bản thân mình và về người thân, như chồng con, chẳng hạn.
Kiểu như, trước ngày cưới, hai ba cô gái lạ xuất hiện, tuyên bố: có mối quan hệ đặc biệt với anh ấy. Thời điểm đó, cô vợ trong vị thế của kẻ về đích, cao ngạo “nhưng người anh ấy cưới là tôi”. Sự kiêu hãnh ấy chỉ tồn tại được vài tháng, rồi bộ sưu tập tình nhân của chàng vẫn cứ dài ra mãi. Đàn bà thật lạ. Lấy một anh trăng hoa sờ sờ ra đấy, về lại mơ biến chàng thành người chồng chung thủy. Thậm chí, có nàng khi mới quen đã thi thoảng bị đánh cho vều miệng, một hai nhất quyết kết hôn, rồi về thảng thốt “sao chồng quá vũ phu”!
Tâm lý ấy bắt nguồn từ niềm say chiến thắng, dẫn tới sự tự tin thái quá, rằng nàng, nhan sắc của nàng, tình yêu của nàng đủ sức để “cải hóa” anh chồng nhiều thói tật. Đâu phải bị lừa không biết mà vẫn đâm đầu vào? Để trả lời cho thắc mắc này, nhiều cô vợ nghẹn ngào buông thõng, em tưởng lấy nhau rồi anh ấy sẽ thay đổi, chí thú lo cho vợ con, bỏ tính bồ bịch hay vô trách nhiệm hoặc ưa nhậu nhẹt sa đà… Cô ấy lầm nhưng không phải là cá biệt. “Thế gian, ngàn đàn ông giống nhau, trọn đời anh cũng như đàn ông khác”. Câu hát kia, chẳng phải bạn cũng từng nghe qua rồi đấy thôi.
Huyền, bạn gái thân của tôi, cao ráo xinh xắn. Cô có người yêu giỏi giang, nhiều mối quan hệ rộng, kinh tế vững vàng. Điểm trừ duy nhất là anh ta ham vui mê nhậu, cứ ngồi vào bàn là quên hết sự đời. Không phải chưa từng có dịp cần kíp, Huyền gặp ngay lúc anh ta đang chén thù chén tạc, mặc kệ bạn gái gọi bao nhiêu cuộc cũng không màng. Để rồi sau đó lại khóc lóc ỉ ôi xin lỗi, thậm chí… cạo đầu với lời hứa sẽ sửa chữa để kết hôn với Huyền.
“Làm ơn sống thực tế, đáp xuống mặt đất giùm đi”, là lời kêu gọi dành cho phái đẹp thích vẩn vơ đi mây về gió, không dám hoặc chẳng muốn nhìn thẳng vào sự thật. Đôi khi, cũng vì yếu đuối lo sợ mà người ta đành ru ngủ mình trong huyễn hoặc vô cùng, quên cả chuyện biết mình biết ta.
Đoạn tiếp theo không quá ngạc nhiên hay bất ngờ, khi sau cái đám cưới thần thánh chẳng bao lâu, Huyền mang thai, đối diện với cảnh thui thủi chờ cơm chồng, một mình vò võ chăm con. Hai mẹ con Huyền có dùng cách nào đi nữa cũng không đủ sức để lôi kéo anh chồng có lớn mà chẳng trưởng thành kia về nhà được, bởi ham chơi đã là thuộc tính hết thuốc chữa của anh.
Biết thế khi xưa mình đừng gật đầu, thì nay đã chẳng khổ thế này, Huyền nói trong nước mắt. Cô tự rút ra bài học cay đắng, rằng lúc còn mặn mà yêu đương, họ còn không thể “đổi tính” thì khi gạo đã thành cơm, mình có làm gì đi nữa cũng khó mà thay đổi. Giờ chỉ biết trách bản thân thích “ảo tưởng sức mạnh”…
2. Chỉ có mình mới xứng với anh ấy, chứ cái cô kia vừa xấu vừa già vừa nhạt nhẽo, kết đôi thì thật là phí đời! Suy nghĩ ấy giải thích tại sao ở nơi công cộng hay chốn văn phòng, chỉ cần xuất hiện một soái ca lồng lộng đi chung “Thị Nở” là cánh đàn bà lại khoe mẽ chẳng khác gì mấy con công hào nhoáng. Chung quy cũng bởi cái tính quá đề cao bản thân mà quên mất, người khác phải thế nào mới có cơ hội ngời ngời sánh vai với “nam thần” trong truyện ngôn tình. Chỉ bề ngoài thôi, chẳng đủ đâu. Cũng vì cái thói hoang đường ấy, mà khi anh đàn ông muốn bắt cá hai tay, chị em không ngần ngại gì mà tặng ngay những cú nhá đèn mời gọi. Ta phải hơn hẳn cô bạn mình, nên bồ của nó mới quan tâm ân cần tới mức này!
Đàn bà quên mất, thích cơi nới, thêm, thêm nữa thêm mãi chính là thuộc tính căn bản của nam giới. Cuối cùng để bản thân rơi vào tình huống “công trình phụ”, làm người thứ ba, bất kể đối tượng đang thuộc dạng “con thầy, chồng bạn, trai cơ quan”, cũng kệ. Tự mua dây buộc mình chi vậy, khi đàn ông tốt và chung thủy trong thiên hạ vẫn còn đầy?
Chỉ có mình mới là người đàn bà của anh ấy. Những con kia đều thuộc diện qua đường, tạm bợ, rẻ tiền. Sự “chết vì tình” này khiến cho đàn bà yêu như những con thiêu thân, lên bờ xuống ruộng, sẵn sàng dành mọi thứ tốt nhất, đẹp nhất, thuận lợi nhất cho người tình. Lỡ có bắt gặp chàng đèo bòng nhìn ngang liếc dọc đâu đó, lại tự AQ rằng, rồi thì anh ấy sẽ về. Nào có ai bằng mình, sao dám bỏ!
Xin lỗi, chờ được đến ngày ấy thì bạn cũng đã qua thời xuân sắc, mỏi mòn tàn tạ, sống mốc meo khô cằn trong khi anh ta tha hồ bay nhảy bồ bịch, hưởng thụ cuộc sống ái tình nhăng nhít. Họa hoằn lắm mới có người đàn ông biết coi trọng chân tình và may mắn ấy có khi không thuộc về cơ duyên của bạn, nên đừng mơ mộng nhiều. Hãy thực tế với suy nghĩ “thà một lần đau” còn hơn đóng vai vọng phu dằng dặc trong ghen tuông đau khổ dằn vặt vì kẻ chẳng đáng…
Đàn bà còn có những thứ ảo tưởng khác, đại loại như nhan sắc thứ hai, tài lẻ hay cái gì đó thuộc về khí chất, đức hạnh sẽ đủ sức khiến chàng gục ngã. Thực tế, đàn ông cũng nhiều người coi trọng sự hòa hợp tâm hồn với người đàn bà họ yêu. Kiểu như tri kỷ tri âm, nâng niu trân trọng. Nhưng vẻ bề ngoài lẫn sự mới mẻ vẫn là yếu tố quan trọng để giữ gìn và nuôi dưỡng niềm say mê trong lòng nam giới. Tẻ nhạt và làng nhàng không bắt mắt, thật khó nói trước tương lai. Nên chớ quá tự tin rằng, anh ấy không phải mẫu đàn ông tầm thường háo sắc, mà lầm. Chính sự chủ quan ấy đôi khi sẽ khiến bạn đánh mất chàng vào tay hồ ly tinh có vòng eo con kiến, bộ ngực khủng hoặc vòng ba căng tròn đấy nhé!
3. Mắc chứng “cuồng con” có lẽ cũng là một dạng ảo tưởng của các bà mẹ. Lúc bé, con ăn con khóc con cười con nói, thậm chí con… ị bô cũng được dạng bà mẹ ấy cập nhật trạng thái kèm clip cho cả thiên hạ biết, tự trầm trồ như thể con mình là thiên tài hoặc thần đồng. Ai dám buông một câu nhận xét khen chê hơi “cứng” là bị dập biết đá biết vàng ngay, đừng trách ta hay nặng lời.
Bình Minh là một phụ nữ khiêm tốn, biết chuyện, dễ mến, nhưng bà mẹ cuồng con này khiến cho bạn bè ngày càng khó chịu, xa cách, cũng bởi các bài khoe con quá đáng, cũng như các lời dạy dỗ lên lớp về phương pháp dạy con, kèm theo vô số hình ảnh “người trong mộng” của mình. Con cái thì ai cũng yêu nhưng phải biết đứa trẻ thuộc mức độ nào, người xung quanh có khả năng chịu đựng nổi ở cấp độ nào để mà thể hiện.