Sự khác biệt lớn nhất là ở chỗ: Tình yêu phóng đại ưu điểm, còn hôn nhân phóng đại nhược điểm.
- Yêu bằng năm nhưng kết hôn bằng tháng đã lôi nhau ra tòa - Những nghịch lý hôn nhân mà từng trong hoàn cảnh đổ vỡ bạn cũng không nhận ra được
- Thời điểm nào thì cuộc hôn nhân của bạn trở thành 'Ban ngày là vợ chồng, ban đêm là hàng xóm'?
Thời "ông bà anh" các cụ cũng yêu, ghét, giận hờn và có những ngày sống chung nhiều giông bão, nhưng tại sao khi về già các cụ vẫn bên nhau nhẹ nhàng, nhìn nhau trìu mến và thấu hiểu, còn những người trẻ thì luôn sẵn sàng "từ bỏ nhau" một cách dễ dàng để rồi lại tìm kiếm và làm lại từ đầu với một người khác?
Chẳng phải vì thế hệ cũ yêu khác chúng ta, không dám ly hôn hay chúng ta dễ dãi trong chuyện yêu và rời đi, sự khác biệt ở đây là cách đối mặt với các giai đoạn của hôn nhân.
Bạn có từng nghe câu "Hôn lễ là truyện cổ tích, cưới xong sẽ là hiện thực" không? Tình yêu và hôn nhân không giống nhau. Sự khác biệt lớn nhất là ở chỗ: tình yêu phóng đại ưu điểm, còn hôn nhân phóng đại nhược điểm.
Chúng tôi tin vào những cuộc hôn nhân lâu bền và muốn chia sẻ với các bạn về các giai đoạn mà các cặp vợ chồng có thể phải đối mặt để tìm cách hòa hợp, bởi vì một cuộc hôn nhân hạnh phúc không phải là một món quà, mà là kết quả của sự lựa chọn và nỗ lực của chính chúng ta.
1. Bắt đầu “tự vệ” bằng việc phê bình đối phương
Không phải ai cũng có thể chỉ trích, dù là chồng hay vợ của mình, dù chúng ta khác nhau rất nhiều trước khi chúng ta quyết định sống cùng nhau dưới một mái nhà. Tiến sĩ John Gottman viết trong cuốn sách The Four Horsemen of the Apocalypse rằng khi bạn chỉ trích người bạn đời của mình, bạn đã cố gắng nói rằng có điều gì đó không ổn với họ. Sử dụng những từ như: "Anh/em là người phải làm thế này, thế kia..." rất phổ biến và không thể dẫn đến kết quả tích cực.
Nhiều khả năng chồng hoặc vợ của bạn sẽ bắt đầu tự vệ. Biện pháp khắc phục là nên nói thẳng vào vấn đề thay vì ca thán, và đặc biệt không tấn công trực tiếp vào tính cách của bạn đời.
2. Đối đầu và ném đá
Hầu hết chúng ta có lẽ đã trải qua một khoảnh khắc mà một nửa của mình bắt đầu xây dựng một bức tường ngăn cách, từ chối nói chuyện hoặc giải quyết vấn đề. Có vẻ như chồng hoặc vợ của bạn không quan tâm đến tất cả và phớt lờ bạn. Điều quan trọng là học cách xác định các dấu hiệu khi vợ/chồng của bạn bị xúc động quá mức và không thúc ép họ. Nếu vấn đề cần được thảo luận, tốt hơn hết là chọn đúng thời điểm khi bạn bình tĩnh hơn.
3. Thu hút "kẻ thứ ba" đáng ghét
Điều này có thể không dễ chấp nhận, nhưng chồng hoặc vợ của bạn đều có khả năng hấp dẫn đối với người khác giới. Thực tế là dù bạn thấy anh ấy "chán ốm" hay ngày càng tệ, thì trong mắt những cô nàng khác anh ấy vẫn hấp dẫn và ngược lại các bà vợ sồ sề ở nhà khi bước ra ngoài cũng xinh đẹp và quyến rũ đàn ông lắm đấy! Có thể có nhiều cám dỗ trong cuộc sống của bạn, nhưng niềm tin là một trong những điều quý giá nhất trong một mối quan hệ vợ chồng. Khi mỗi người bình tĩnh lại, đặt mối quan hệ vợ chồng lên trên những cơn "say nắng" hay tán tỉnh của kẻ thứ ba thì gia đình vẫn bình yên.
4. Khinh thường
Nó có thể là châm biếm, trợn mắt một cách hài hước, chê bai hay dè bỉu và tất nhiên là nó sẽ phá hoại bất kỳ mối quan hệ nào. Bạn cần học cách thể hiện sự đánh giá cao và lòng biết ơn. Có lẽ các chị em không tưởng tượng được, nhưng ở nhà thì các bà vợ rất hay chê chồng, nhưng những cô nàng khác lại dễ dàng trao lời khen cho chồng bạn. Vậy nên, đừng tiếc lời khen với một nửa của mình, dù điều mà chồng/vợ bạn làm có thể không hoàn hảo.
4. Bùng nổ
Con cái, hóa đơn cần thanh toán, mâu thuẫn giữa các thành viên khác trong gia đình lớn hoặc tất cả những thứ đó đến cùng một lúc có thể khiến bạn phát điên. Vậy là "bùm", cơn giận dữ kèm theo tâm trạng tồi tệ bao trùm những cuộc nói chuyện với một nửa của mình. Giai đoạn này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống hôn nhân. Hôn nhân không phải màu hồng, mà rất tệ là nó sẽ toàn những điều "căng thẳng" khiến bạn phải học cách dựa vào nhau để vượt qua, từ tiền bạc cho đến giải quyết các mối quan hệ.
5. Chấp nhận và tha thứ
Đây là lúc chúng ta hiểu được thực tế là chúng ta sẽ không bao giờ giải quyết vấn đề theo cách như chúng ta đã làm trước đây và chúng ta phải tìm ra cách sống chung bình yên hơn. Mọi người đều có cách riêng của mình. Một số nói chuyện với bạn bè và gia đình thân thiết, những người khác đọc sách và tự tìm ra giải pháp. Bây giờ chúng ta đã có một hoặc một vài năm chung sống, đã hiểu nhau hơn và sẵn sàng tha thứ cho người bạn đời vì sự bướng bỉnh và những thói quen khó bỏ của họ.
6. Cuối cùng
Sau khi vượt qua tất cả các giai đoạn, bạn sẽ có một cuộc hôn nhân bình yên thực sự. Bạn không đấu tranh với nhau nữa, bạn có những thỏa thuận riêng với một nửa của mình và bạn học cách giải quyết vấn đề thay vì chạy trốn khỏi những thách thức. Ở giai đoạn này, bạn hiểu rằng hôn nhân không dễ dàng, nhưng bạn có thể tự hào về bản thân.
Giai đoạn nào bạn nghĩ là nguy hiểm nhất cho các mối quan hệ? Bạn đã phải đối mặt với một số trong những giai đoạn này? Hãy chia sẻ với chúng tôi về cách xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc.