Vợ chồng cùng nhau nấu ăn không chỉ giúp tăng tình cảm giữa các cặp đôi mà còn có lợi cho việc giáo dục con cái.
- 7 thói quen xấu khiến hôn nhân đi vào bế tắc mà các chuyên gia tư vấn hôn nhân rất hay gặp
- Cứ bảo phải tìm đàn ông trưởng thành để mà yêu, gớm nỗi, trai già đôi khi cũng chỉ là một chú trẻ con nhiều nếp nhăn thôi!
1. Tạo công việc cho vợ chồng cùng nhau hoàn thành
Thông thường trong gia đình, các cặp vợ chồng thường phân chia nhiệm vụ, công việc để hoàn thành.
Ví dụ chồng cắt cỏ vườn, vợ thì đi chợ nấu ăn.
Đó thường là cách hiệu quả để hoàn thành việc nhà.
Tuy nhiên nấu ăn cùng nhau không quan trọng ở hiệu quả, mà là ở sự kết nối giữa hai người.
2. Tạo cơ hội trò chuyện sâu sắc
Lần đầu vào bếp cùng vợ hoặc chồng có thể khiến bạn hơi lóng ngóng, nhất là nếu người kia thường là người nấu ăn nhiều hơn.
Hai vợ chồng có thể gặp chút khó khăn để xác định ai làm việc gì.
Nhưng khi đã cùng nhau vào bếp vài lần, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và có thể trò chuyện cùng nhau.
Nếu muốn, bạn có thể cho các con đi ngủ sớm và tận dụng dịp này làm cơ hội cho hai vợ chồng có những cuộc trò chuyện sâu sắc hơn, không bị trẻ nhỏ làm gián đoạn.
3. Tạo cơ hội hợp tác
Bạn không cần phải là đầu bếp giỏi để có thể phụ vợ hoặc chồng mình làm bữa tối.
Ngay cả khi bạn không biết làm món đơn giản thì vẫn còn nhiều cách bạn có thể giúp đỡ trong bếp.
Ví dụ một người chuẩn bị món chính, người còn lại thì dọn bàn, rót đồ uống hoặc làm món phụ.
Nấu ăn cùng nhau là cách tuyệt vời để khen hay ghi nhận tài năng cũng như điểm yếu trong nấu nướng với tư cách là hai vợ chồng.
4. Cho con cái thấy bố mẹ cùng làm việc
Con bạn có thể học được nhiều điều khi quan sát bố mẹ nấu ăn cùng nhau. Con được chứng kiến cách cư xử tốt, sự kiên nhẫn và quan trọng nhất tình cảm của bố mẹ khi cả hai thích ở bên nhau.