Ngôn ngữ cơ thể có thể tiết lộ cảm xúc thực tế của một người. Dưới đây là những hành động giúp nhận diện người xấu hổ, tự ti.
- 3 điều vợ phải nghiêm khắc thực hiện thì chồng mới kiêng nể, cả đời không dám phản bội
- Hạnh phúc đời người thực ra rất đơn giản: có nhà để về, có người để đợi, có cơm để ăn
1. Thõng vai
Tư thế xấu không chỉ có hại cho sức khỏe của bản thân mà còn khiến người khác biết nhiều điều về tính cách của bạn.
Những người tự ti thường cố hết sức tránh sự chú ý, vì vậy họ sẽ thõng vai khi rơi vào tình huống căng thẳng.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Bang Ohio cho thấy những người được yêu cầu ngồi thẳng lưng đánh giá thế mạnh và khả năng của bản thân tốt hơn, trong khi những người ngồi thõng vai dễ có cảm xúc tiêu cực và tự ti.
2. Khoanh tay, bắt chéo chân
Khoanh tay khiến bạn có cảm giác tách biệt với thế giới bên ngoài, vừa khiến bạn cảm thấy thoải mái nhờ giảm stress qua hành động tự ôm bản thân, vừa cho người khác thấy sự phòng thủ, tự vệ của mình. Tư thế không cởi mở này sẽ cho thấy bạn đang không thoải mái với hoàn cảnh hiện tại.
Bắt chéo chân là một hành động nhẹ nhàng hơn thể hiện sự tự ti vì mọi người thường sẽ không chú ý nhiều đến phần chân của người khác khi nói chuyện. Tuy nhiên nó vẫn cho thấy bạn đang trong tình trạng khó chịu.
3. Đu đưa chân
Đu đưa chân là hành động nhiều người thường làm trong vô thức khi gặp quá nhiều căng thẳng.
4. Nghịch tay
Khi một người đang vô cùng lo âu, bộ não sẽ gửi tín hiệu rằng "Hãy bình tĩnh lại". Bàn tay sẽ lập tức "phản hồi" bằng việc fidgeting (nghịch tay) như chạm vào các đồ vật, quần áo, trang sức, nghịch tóc,... để khiến bản thân bình tĩnh lại.
5. Giấu tay vào túi
Ở một số nền văn hóa, hành động giấu tay vào túi được cho là thô lỗ. Không những vậy, tư thế này còn được cho là biểu hiện của người cô lập, dè dặt và đang che giấu điều gì đó.
6. Dùng tay hoặc ngón tay che miệng
Dùng tay che miệng là một hành động trẻ nhỏ thường dùng khi nhận ra mình vừa nói lỡ lời.
Khi một người e ngại hoặc không muốn thể hiện quan điểm của bản thân, bộ não sẽ gửi tín hiệu để ngăn lại lời nói và chúng ta sẽ vô thức dùng ngón tay che miệng.
7. Liên tục chạm vào các bộ phận trên cơ thể
Gãi cổ, gãi đầu, chạm tóc,... là những hành vi chúng ta thường làm để giảm sự căng thẳng. Nó chỉ ra một người đang không thoải mái, nghi ngờ điều gì đó hoặc cảm thấy tự ti.
8. Ngồi ở rìa ghế
Người lo lắng sẽ cảm thấy mình vô dụng, nhỏ bé và thế giới xung quanh có vẻ thù địch, thiếu thân thiện.
Ngồi ở mép ghế có thể được coi là biểu hiện của sự cứng nhắc, khi một người muốn né tránh sự chú ý và chiếm ít không gian nhất có thể.
9. Ho trước khi nói
Khi muốn che giấu hành vi lấy tay che miệng, nhiều người sẽ giả vờ húng hắng ho trước khi nói. Một lý do cho hành vi này có thể là vì người đang căng thẳng tim đập nhanh hơn, đổ mồ hôi nhiều, khô miệng và việc ho sẽ giúp cổ họng đỡ khô.
10. Cười gượng, không tự nhiên
Nụ cười có thể là phản ứng tự vệ của cơ thể giúp một người che giấu sự lo lắng của mình. Bạn có thể nhận ra một người đang cười gượng khi khóe miệng nhếch lên quá cao hoặc các cơ quanh mắt không cử động.
11. Đứng yên một chỗ trong thời gian dài
Có 3 phản ứng phòng thủ của cơ thể khi chúng ta cảm thấy bị đe dọa - chiến, chạy hoặc bất động.
Một người tự ti có lẽ sẽ không dám công khai đối đầu với kẻ thù và không phải lúc nào họ cũng chạy trốn thành công. Đó là lý do tại sao khi căng thẳng, họ có thể đứng bất động một chỗ, chờ cho đến khi tình huống khó chịu kết thúc.