Tìm hiểu nguyên nhân bụng trẻ sơ sinh to và cứng 

Nuôi dạy con 16/04/2020 16:38

Bụng trẻ sơ sinh to và cứng là đặc điểm phát triển bình thường ở trẻ, có thể là do một số bệnh lý gây nên hoặc thành bụng của bé chưa phát triển toàn diện.

Nội dung bài viết

Bụng trẻ sơ sinh to và cứng là tình trạng phổ biến thường gặp trong tháng đầu tiên sau khi sinh hoặc trong giai đoạn bé tập ăn dặm. Tình trạng này tuy không quá nguy hiểm nhưng các mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân chính xác để có biện pháp điều trị phù hợp. Nhiều mẹ cảm thấy lo lắng trẻ sơ sinh bụng to và cứng có sao không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng bụng của trẻ sơ sinh to và cứng.

Bung tre so sinh to va cung
Bụng trẻ sơ sinh to và cứng là đặc điểm phát triển bình thường ở trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân khiến bụng trẻ sơ sinh to và cứng

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bụng trẻ sơ sinh to và cứng mà các mẹ cần biết để hướng điều trị kịp thời cho bé.

Trẻ bị dị ứng lactose

Dị ứng lactose còn được gọi là không có khả năng dung nạp lactose (một loại đường). Nguyên nhân là do cơ thể bé bị thiếu hoặc không có lactose, đây là một enzyme cần thiết cho quá trình phân hủy và tiêu hóa lactose. Khi lượng lactose không tiêu hóa được có thể gây nên hiện tượng chuột rút, sưng to hoặc căng cứng bụng và hoạt động tiêu hóa không được thuận lợi.

Bung tre so sinh to va cung 1
Dị ứng lactose còn được gọi là không có khả năng dung nạp lactose - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, đối với tình trạng này thì hầu hết trẻ sơ sinh trong quá trình phát triển sẽ tăng sản xuất lượng enzyme lactose và các bé vẫn sẽ phát triển như bình thường. Vì vậy, các mẹ không cần quá lo lắng mà thay vào đó mẹ nên cho bé bú thường xuyên để bé hấp thụ được nhiều enzyme này từ sữa mẹ.

Táo bón

Táo bón là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây nên tình trạng bụng trẻ sơ sinh to và cứng. Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu nên việc tiêu hóa thức ăn còn gặp nhiều khó khăn nên khiến bé dễ bị táo bón và đầy bụng. Đặc biệt là đối với những trẻ sơ sinh hay bú sữa công thức hoặc đang trong giai đoạn ăn dặm rất dễ rơi vào tình huống này.

Bung tre so sinh to va cung 2
Táo bón là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây nên tình trạng bụng trẻ sơ sinh to và cứng - Ảnh minh họa: Internet

Để khắc phục tình trạng này, mẹ chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống hiện tại của bé cho hợp lý, nên ưu tiên cho bé bú sữa mẹ và bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ.

Trẻ bị colic

Colic là 1 tình trạng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong 3 tuần đầu sau khi chào đời, khiến thường xuyên quấy khóc hơn 3 tiếng mỗi ngày. Đối với những trẻ sơ sinh bị colic nhưng khỏe mạnh thì thường sẽ phát triển nhanh một cách tự nhiên sau 3 tháng. Các bác sĩ chuyên gia cho biết rằng, tình trạng colic có liên quan đến độ nhạy cảm dạ dày của bé.

Trẻ sơ sinh khi bị colic không chỉ xuất hiện hiện tượng bụng to, cứng mà còn thường hay bị đau bụng khiến bé quấy khóc nhiều hơn bình thường.

Bé bị đầy hơi

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý trên, thì đầy hơi cũng là một trong những nguyên nhân khiến bụng của bé bị to và cứng hơn bình thường. Trẻ sơ sinh thường rất dễ bị đầy hơi do trong quá trình ăn trẻ có thể nuốt nhiều không khí, đặc biệt là các bé hay bú bình. Ngoài ra, trẻ thường hay quấy khóc cũng vô tình khiến không khí vào trong ổ bụng và tạo thành nhiều hơi gây cứng bụng.

Bung tre so sinh to va cung 3
Đầy hơi cũng là một trong những nguyên nhân khiến bụng của bé bị to và cứng hơn bình thường - Ảnh minh họa: Internet

Đối với những trẻ lớn hơn thì đầy hơi có thể là do trẻ ăn nhiều thức ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ. Trẻ bị đầy hơi sẽ có cảm giác đầy bụng, chán ăn, bỏ ăn hoặc quấy khóc nhiều. Nếu không được khắc phục kịp thời có thể khiến trẻ bị sút cân và suy dinh dưỡng.

Dấu hiệu bụng trẻ to và cứng do đầy hơi gồm:

  • Bụng bé căng tròn sau khi ăn khoảng 1 - 2 giờ
  • Vỗ nhẹ vào bụng bé có âm thanh giống như gõ trống
  • Áp tai vào bụng bé có tiếng sôi bụng
  • Trẻ bị ợ sau khi ăn
  • Biếng ăn hoặc bỏ bữa

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng bụng trẻ bị cứng và to. Tiêu chảy sẽ làm cơ thể bé mất điện giải và gây nên tình trạng chướng bụng hoặc cứng bụng. Nguyên nhân có thể là do bé ăn phải thực phẩm không an toàn vệ sinh hoặc do nhiễm khuẩn đường ruột gây nên tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày và phân bị loãng.

Bung tre so sinh to va cung 4
Tiêu chảy sẽ làm cơ thể bé mất điện giải và gây nên tình trạng chướng bụng hoặc cứng bụng - Ảnh minh họa: Internet

Cách khắc phục tình trạng bụng trẻ sơ sinh bị to và cứng

Như đã nói trên, bụng trẻ bị cứng và to là tình trạng phổ biến và không có gì đáng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, tùy vào mức độ và biểu hiện của trẻ mà các phụ huynh phải có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau đây để phòng tránh và hạn chế tình trạng này:

  • Cho trẻ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, đúng giờ và đủ bữa. Mẹ nên cho bé thức ăn mềm và dễ tiêu.
  • Nên cho trẻ ăn thực phẩm sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Dạy trẻ thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và không nên ăn đồ ăn không rõ nguồn gốc để tránh các bệnh về đường ruột.
  • Bổ sung nhiều men vi sinh cho bé sẽ giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa kém, chướng bụng hoặc biếng ăn ăn ở trẻ nhỏ.
Bung tre so sinh to va cung 5
Mẹ không nên cho bé ăn đồ ăn không rõ nguồn gốc để tránh các bệnh về đường ruột - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về tình trạng bụng trẻ sơ sinh to và cứng, hy vọng sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này ở trẻ. Nếu phát hiện bụng của bé xuất hiện biểu hiện bất thường, tốt nhất mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.

Nguyên tắc chăm sóc vùng kín cho trẻ sơ sinh mẹ nào cũng cần biết nếu không muốn hối hận

Chăm sóc trẻ sơ sinh với nhiều bậc cha mẹ không hề đơn giản, nhất là khu vực vùng kín, nếu không biết vệ sinh sẽ làm nhiễm khuẩn khu vực này của trẻ.

TIN MỚI NHẤT