Tia UV có trong ánh nắng có thể gây nguy hại đến làn da. Người trưởng thành chúng ta nếu sử dụng kem chống nắng là đã hạn chế được phần nào các tác hại của tia UV. Vậy còn trẻ em thì sao, trẻ em có nên sử dụng kem chống nắng hay không?
- Chăm sóc trẻ bị bệnh cúm mùa thế nào cho nhanh khỏi? Dấu hiệu cần đưa trẻ đến viện ngay
- Những món đồ trong tủ thuốc của mẹ "nhỏ nhưng có võ" khi chăm sóc trẻ
Hoạt động ngoài trời là hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ nhỏ. Bởi trẻ em có thể thông qua đó mà tiếp xúc với thiên nhiên, khám phá và lớn khôn từng ngày. Thế nên, các bậc phụ huynh ngày nay vẫn thường dắt bé đi chơi vào mỗi dịp cuối tuần để mở mang tầm mắt.
Tuy nhiên, những ngày vừa qua lại ghi nhận hiện tượng nắng nóng kỷ lục, với mức tia UV cao có ảnh hưởng rất xấu đến da. Làm dấy lên mối quan tâm của các bậc cha mẹ có con nhỏ là liệu có nên cho bé sử dụng kem chống nắng hay không?
1. Nên thoa kem chống nắng cho bé từ độ tuổi nào?
Để an toàn, với trẻ trong độ tuổi từ 0-12 tháng nên đặt trẻ trong bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời và sử dụng “quần áo che nắng”.
2. Kem chống nắng dạng xịt, gel, kem, loại nào tốt cho trẻ em?
Kem chống nắng dạng kem dưỡng có độ che phủ và bảo vệ tốt hơn dạng xịt, gel. Ngoài ra, trẻ em có thể hít kem chống nắng dạng xịt vào phổi, gây kích ứng nên cần hạn chế.
3. Kem chống nắng hóa học hay khoáng chất? Kem chống nắng hóa học bảo vệ da bằng cách hấp thụ tia UV và phân tán nên không để lại các vệt dày, trắng trên da - loại phụ nữ hay dùng khi trang điểm. Kem chống nắng khoáng chất có thể tạo ra những vấn đề này. Tuy nhiên, nếu trẻ bơi hay đi biển, bạn có thể dùng kem chống nắng khoáng chất để tối ưu hóa khả năng bảo vệ da, lâu trôi khi ở dưới nước.
4. Nên ưu tiên thành phần nào trong kem chống nắng trẻ em?
Các bác sĩ da liễu khuyên dùng dòng kem chống nắng phù hợp cho trẻ 1 tuổi trở lên là những loại kem chứa bộ lọc vô cơ như kẽm oxit và titanium dioxide. Vì những thành phần này không xâm nhập vào hai tầng đầu tiên của lớp sừng nên ít gây kích ứng nhưng vẫn cho tác dụng chống tia UVA và UVB hiệu quả.
Tuyệt đối không cho trẻ dùng các loại kem có chứa thành phần làm từ oxybenzone hay retinyl palmitate.Cha mẹ có thể cho bé sử dụng dòng kem có chỉ số SPF ≥15 ở ngoài có ghi dòng chữ “broad-spectrum” (phổ rộng) giúp ngăn nhiều loại tia độc hại và không nên dùng các dòng kem có mùi để tránh gây kích ứng cho da bé.
5. Thoa kem chống nắng đúng cho trẻ em và trẻ sơ sinh? Bạn cần thoa kem chống nắng cho trẻ từ 15-30 phút trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để kem có thời gian thẩm thấu và bảo vệ da. Sau đó, bôi lại hai tiếng một lần. Nếu trẻ bơi, đi biển hay hoạt động thể thao, bạn cần bôi ít nhất 40 phút một lần để hạn chế kem bị trôi do mồ hôi, nước. "Đừng quên thoa kem chống nắng trên tai, bàn tay, bàn chân, vai và sau cổ của trẻ. Đối với trẻ lớn hơn, hãy nâng dây áo tắm lên và thoa kem chống nắng bên dưới chúng", tiến sĩ Uma nhấn mạnh.
Ngoài ra để phòng tránh bệnh ung thư da cho trẻ, trong những năm đầu đời các bậc phụ huynh nên bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ thật cẩn thận, tránh để tiếp xúc quá nhiều với tia nắng mặt trời. Vào những ngày nắng nóng, cha mẹ không nên cho bé tắm và ngâm mình trong bồn nước quá lâu.