Dứa là loại quả chứa nhiều vitamin. Tuy nhiên, nhiều người lại nói trong thai kỳ cần kiêng dứa. Vậy bà bầu có được ăn dứa không?
- Bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu để hỗ trợ thai nhi phát triển ổn định?
- Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa và nên kiêng gì?
Nội dung bài viết
- Bà bầu có nên ăn dứa trong 3 tháng đầu?
- Bà bầu có được ăn dứa không?
- Những lưu ý đối với các mẹ bầu khi ăn dứa
Bà bầu có được ăn dứa không là thắc mắc của rất nhiều người. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh trong dứa có lượng bromelain – chất gây co bóp tử cung, nhưng lại có thông tin bà bầu ăn có thể ăn dứa. Vậy đâu là thông tin chính xác hãy tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
Bà bầu có nên ăn dứa trong 3 tháng đầu?
Chất bromelain không được khuyến khích dùng khi mang thai vì có thể gây phá vỡ protein trong cơ thể và dẫn đến việc chảy máu bất thường. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết, lượng bromelain trong 1 quả dứa sẽ không thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ.
Trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, nếu bạn bị nghén buồn nôn, ợ nóng thì rất cần hạn chế loại quả này. Axit trong dứa có thể gây ợ nóng hoặc trào ngược làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày.
Vậy tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa? Để đảm bảo an toàn hơn, mẹ bầu có thể ăn dứa từ tháng thứ 4 trở đi với một liều lượng thích hợp:
- Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, mẹ có thể bổ sung một lượng nhỏ từ 50-100g trong khoảng 2-3 bữa ăn/tuần.
- Từ tháng thứ 6 đến cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể dùng 250g dứa mỗi ngày. Đó là liều lượng chung, còn mẹ cần lưu ý điều chỉnh lượng phù hợp với cơ địa nhằm tránh tình trạng co thắt tử cung xảy ra.
Bà bầu có được ăn dứa không?
Bà bầu có thể sử dụng dứa như một loại trái cây nhưng với dứa nấu chín thì bà bầu có ăn được không? Mẹ bầu an tâm là mình có thể ăn dứa nấu chín, chế biến thành các món ăn hấp dẫn để thay đổi khẩu vị. Tuy nhiên, lưu ý với các mẹ bầu chỉ nên dùng dứa chín để sử dụng.
Dứa mang lại rất nhiều lợi ích mà mẹ không nên bỏ qua:
- Ăn dứa giúp việc chuyển dạ trở nên dễ dàng hơn: Trong dứa có chứa nhiều enzyme bromelain giúp làm mềm khung xương chậu nên việc chuyển dạ của mẹ bầu sẽ nhanh chóng và hiệu quả. Tháng cuối thai kỳ, mẹ nên tận dụng ăn dứa thường xuyên để kỳ sinh nở được thuận lợi.
- Những ngày cuối thai kỳ thường xuất hiện tình trạng sưng phù khắp cơ thể, đặc biệt là ở đầu ngón tay, ngón chân khiến mẹ có cảm giác đau, khó chịu và có những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Ăn dứa sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng này.
- Bên cạnh đó, mẹ bầu còn bị tự ti khi đây có thể là thời gian “xuống sắc nhất trong cuộc đời”, đặc biệt hiện hữu rõ ràng nhất trên làn da. Ăn dứa cũng là cách bổ sung lượng vitamin A, C, kali, magie, mangan tự nhiên cho cơ thể, giúp làm đẹp da cũng như cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác.
Những lưu ý đối với các mẹ bầu khi ăn dứa
- Dứa là loại quả giàu vitamin, tuy nhiên bạn cũng không nên ăn quá nhiều sẽ mất đi những lợi ích, thậm chí phản tác dụng.
- Nạp quá nhiều vitamin C từ dứa vào cơ thể có thể gây ợ hơi, tiêu chảy, buồn nôn... thậm chí, nước ép dứa chưa chín là tác nhân gây ngộ độc.
- Dứa cũng có thể gây dị ứng nếu mẹ gặp kích thích bởi lượng protein có trong dứa.
- Những ai bị dạ dày hay đau xương nên hạn chế ăn dứa vì lượng axit mạnh sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ.
- Khi chọn dứa, mẹ hãy chọn những quả tươi và chỉ ăn trong khoảng 2 tiếng sau khi bổ vì đây là khoảng thời gian các chất dinh dưỡng ở trạng thái tốt nhất không bị biến chất..
- Chọn dứa ở những nơi có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo, không phun thuốc trừ sâu, an toàn và vệ sinh.
- Mẹ cần bỏ qua phần lõi vì chúng có thể hình thành những búi sơ trong thành ruột.
- Cân bằng lượng thực phẩm trong đó có dứa ở mỗi bữa ăn để việc nạp dinh dưỡng được hiệu quả nhất.
- Nếu còn băn khoăn về việc ăn dứa có nên không trong giai đoạn thai kỳ, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Luôn chủ động theo dõi tình trạng sức khoẻ của cơ thể và báo lại cho bác sĩ thông tin mỗi khi có những dấu hiệu bất thường.
Bà bầu có được ăn dứa không? Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp giải đáp thắc mắc của các mẹ. Dứa là một loại thực phẩm tốt nếu bạn biết cách ăn hợp lý và đủ liều lượng. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.