Ăn uống lành mạnh đối với trẻ em là rất quan trọng để tăng trưởng và phát triển đúng cách. Một nhận thức chung cho rằng thực phẩm lành mạnh không ngon và thực phẩm không lành mạnh là ngon và hợp khẩu vị được khá nhiều người vẫn tin tưởng. Các loại thực phẩm thường được coi là không tốt cho sức khỏe là pizza, bánh mì kẹp thịt, thức ăn chiên giòn và nước trái cây đóng gói.
- Những siêu thực phẩm giàu dưỡng chất giúp phát triển não bộ và hỗ trợ thể chất cho trẻ
- Thấu hiểu con trong từng khoảnh khắc bằng cách gắn kết với chàng trai tuổi teen nhà bạn từ những lời khuyên đơn giản này
Những thực phẩm được liệt kê là không lạnh mạnh vì hàm lượng của những chất như sau.
1. Đường đơn
Đây là những loại đường đơn, được thêm vào làm hương vị cho trái cây / đồ ăn đóng hộp. Uống quá nhiều nước trái cây đóng hộp hoặc đường đơn có thể khiến cơ thể mất nước, giảm nhu động ruột và quan trọng nhất là tăng cân. Chúng cũng ảnh hưởng xấu đến vệ sinh răng miệng của trẻ em, dẫn đến sâu răng.
Một sự hoán đổi thông minh có thể là uống nước trái cây tươi bằng chanh và mật ong. Sữa với nghệ, húng quế. Đôi khi, đường thốt nốt có thể được thêm vào như một chất làm ngọt, làm tăng nồng độ hemoglobin.
2. Natri (muối thông thường)
Thức ăn nhanh đông lạnh, như bánh pizza đông lạnh hoặc lớp phủ dùng cho pizza, thịt xông khói hoặc thịt chế biến làm giảm giá trị dinh dưỡng do trong quá trình chế biến, rất nhiều natri được thêm vào dưới nhiều hình thức khác nhau. Thêm natri dẫn đến huyết áp cao, giữ nước trong các mô cơ thể dẫn đến tăng trọng lượng cơ thể .
Một sự hoán đổi thông minh có thể là thêm vài giọt chanh để tăng hương vị thậm chí bằng cách thêm một lượng nhỏ muối mà thôi.
3. Bột tinh chế
Bột mì tinh chế có hàm lượng chất xơ không đáng kể và là carbohydrate đơn, dễ hấp thụ dẫn đến lượng đường trong máu cao và tăng trọng lượng cơ thể.
Ngũ cốc nguyên hạt có ba thành phần.
- Phần mầm/Phôi : Phần sinh sản là nguồn giàu protein thực vật, và cũng chứa các vi chất dinh dưỡng như Magie, Kẽm, Thiamine, Folates, Kali và Phốt pho rất quan trọng trong những năm đang phát triển của con.
- Lớp cám: Lớp ngoài cứng là chất xơ và Thiamine (Vitamin phức hợp B).
- Nội nhũ: Đây là phần tinh bột trong cùng của hạt.
Trong quá trình sản xuất bột mì tinh chế, lơp scám và phôi được xử lý để lại nội nhũ tinh bột được nghiền thành bột.
Hàm lượng tinh bột cao trong ngũ cốc tinh chế làm lượng đường trong máu tăng đột biến. Các chất phụ gia như chất tăng cường bột mì (Potassium Bromate) và chất tẩy trắng (Benzoyl Peroxide), tạo màu trắng cho bột mì rất nguy hại cho sức khỏe.
Một sự hoán đổi thông minh có thể là bột ngũ cốc nguyên hạt, hơi thô chỉ với phần cám và mầm.
4. Chất béo
Chất béo là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của chúng ta dưới dạng protein và carbohydrate. Chúng là nhiên liệu cho nhu cầu năng lượng của cơ thể. Nhiều chức năng của cơ thể phụ thuộc vào sự hiện diện của chất béo. Có một số loại vitamin (Vitamin A, D và E) là chất béo hòa tan và được hấp thụ tốt hơn với dầu.
Có hai loại chất béo không lành mạnh - chất béo bão hòa nên được sử dụng hạn chế và chất béo chuyển hóa nên tránh. Hầu hết chất béo bão hòa là các sản phẩm động vật được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa và thịt bò, thịt lợn và thịt cừu có chất béo. Quá nhiều chất béo bão hòa làm tăng cholesterol xấu tức là LDL (Lipid mật độ thấp).
Chất béo chuyển hóa xuất hiện trong dầu thực vật được hydro hóa một phần. Chúng là chất béo tồi tệ nhất vì chúng làm tăng LDL và cũng ngăn chặn HDL (Cholesterol tốt). Chúng cũng làm tăng chất béo trung tính trong cơ thể.
Chất béo thiết yếu, quan trọng đối với cơ thể, là chất béo không bão hòa đa có nguồn gốc thực vật. Chúng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giảm mức cholesterol trong máu.
Một sự hoán đổi thông minh có thể kết hợp các chất béo có nguồn gốc thực vật một cách thận trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Đây là những nguồn giàu axit béo Omega-3: Cá, hạt lanh, hạt chia và quả óc chó cũng có thể được bao gồm trong chế độ ăn uống hàng ngày.
5. Ngũ cốc đã chế biến hoặc thực phẩm ăn liền
Trong quá trình chế biến các sản phẩm thực phẩm tự nhiên, nhiều chất dinh dưỡng có thể bị phá hủy hoặc loại bỏ. Làm nóng hoặc sấy thực phẩm có thể phá hủy một số vitamin và độ ẩm trong thực phẩm, đặc biệt là Vitamin B và C vì chúng nhạy cảm với nhiệt. Lột lớp bên ngoài của trái cây và rau quả và ngũ cốc nguyên hạt có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng và chất xơ có nguồn gốc thực vật. Thanh ngũ cốc, thanh granola, các loại hạt có hương vị và lớp phủ, đồ ăn sẵn chỉ cần nướng trong lò vi sóng, mì gói là một số thực phẩm ăn liền. Chất làm ngọt nhân tạo và chất bảo quản cũng được thêm vào trong khi chế biến nhiều loại thực phẩm để tăng hương vị và biến chúng thành một góc hấp dẫn của các cửa hàng bách hóa.
Không phải tất cả các loại thực phẩm chế biến sẵn đều có thể là một lựa chọn tồi. Một số thực phẩm cần được chế biến để đảm bảo an toàn, như sữa cần được chế biến để loại bỏ vi khuẩn có hại.
Một sự hoán đổi thông minh có thể là ăn trái cây tươi, rau có vỏ và thịt nạc tươi. Thực phẩm đã qua chế biến luôn phải cần được đọc kỹ nhãn sản phẩm thực phẩm.
6. Đồ uống có ga hoặc nước ngọt
Chúng bao gồm đồ uống có chứa carbon dioxide, chất làm ngọt và chất điều vị. Đường bổ sung phổ biến nhất là đường ăn hoặc đường sucrose (một dạng carbohydrate đơn giản). Rất ít đồ uống có ga được kết hợp với axit photphoric như một chất làm tăng hương vị của nước giải khát. Điều này cản trở sự hấp thụ canxi dẫn đến thiếu hụt canxi, hơn nữa dẫn đến gãy xương thường xuyên.
Nồng độ cao của cacbohydrat đơn giản sẽ phản ứng với vi khuẩn trong miệng dẫn đến quá trình lên men tạo ra axit làm tan hoặc ăn mòn men răng của chúng ta và gây sâu răng. Lượng calo rỗng mà không có bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào có liên quan trực tiếp đến bệnh béo phì và các vấn đề hội chứng chuyển hóa khác dẫn đến bệnh tiểu đường với nguy cơ tim mạch. Chúng cũng chứa caffeine, chất gây nghiện dẫn đến rối loạn lo âu.
Một sự hoán đổi thông minh sẽ là nước có ga thông thường (soda) với nước chanh tươi hoặc nước chanh ngọt nhje.
7. Nhai kẹo cao su
Kẹo cao su khó tiêu hóa nếu nuốt phải và tồn tại trong dạ dày của chúng ta trong nhiều năm. Các thành phần khác là chất tạo ngọt, hương liệu và chất bảo quản. Thường xuyên sử dụng kẹo cao su có liên quan đến đau đầu và đau hàm. Kẹo cao su không đường có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa ở trẻ em bị IBS (Hội chứng viêm ruột) và sâu răng.
Điểm mấu chốt mà ba mẹ nên lưu ý là có thể tiêu thụ đầy đủ bất kỳ loại thực phẩm nào nhưng sử dụng quá nhiều có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
Theo India Express