Y học hiện đại vẫn chưa tìm ra cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng hiệu quả. Đừng lo, chúng tôi sẽ bật mí các mẹo dân gian hữu dụng khá hiệu quả và dễ thực hiện.
- Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa phải làm sao?
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da ở mặt hiệu quả tại nhà
Nội dung bài viết
- Biến chứng của tình trạng dây rốn quấn cổ
- Dấu hiệu nhận biết dây rốn quấn cổ 1 hay nhiều vòng
- Cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng theo dân gian
Trong trường hợp dây rốn quấn 1 đến 2 vòng quanh cổ nhưng không quá chặt, thai nhi vẫn có thể thu nạp đầy đủ dưỡng chất từ mẹ và phát triển bình thường. Tuy nhiên, nếu dây rốn quá ngắn hoặc quấn quá nhiều vòng quanh cổ sẽ khiến em bé trong bụng không có khả năng nhận dưỡng chất đầy đủ và cần thiết. Gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé, có thể bị nhẹ cân, thiếu máu sau sinh, thậm chí có thể suy thai và tử vong. Mời các bạn cùng Phunuvagiadinh tìm hiểu về hiện tượng dây rốn quấn cổ cũng như cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng cực kỳ đơn giản trong bài viết sau.
Biến chứng của tình trạng dây rốn quấn cổ
Tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi thông thường có thể gây nên các sự cố đối với mẹ bầu và em bé trong bụng, cụ thể:
Thai nhi xuất hiện triệu chứng nhịp tim bất thường
Nhịp tim bất thường là biến chứng phổ biến nhất đối với thai nhi khi bị dây rốn quấn cổ, đặc biệt là trong quá trình mẹ bầu chuyển dạ. Nguyên nhân là bởi các cơn co thắt lúc chuyển dạ có thể làm cho dây rốn bị xiết chặt lại, từ đó giảm lưu lượng máu được bơm đến cơ thể của em bé, khiến cho nhịp tim của bé giảm mạnh.
Chính vì vậy, trong quá trình chuyển dạ và đỡ đẻ cho mẹ bầu, nếu phát hiện nhịp tim của bé liên tục giảm và có biểu hiện suy thai, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp đẻ mổ để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé. Nếu được theo dõi thai kỹ càng, thai nhi bị dây rốn quấn cổ sẽ được sinh ra mà không phải đối mặt với bất cứ biến chứng nguy hiểm nào.
Nguy cơ thai bị chết lưu khi bị dây rốn quấn cổ
Theo báo cáo của Hội Sản phụ khoa Quốc tế năm 2015, nguy cơ thai bị chết lưu khi bị dây rốn quấn cổ là cực kỳ thấp, thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Theo nguồn thông tin nghiên cứu đáng tin cậy, đến nay chỉ có 1 trường hợp thai nhi 16 tuần tuổi bị chết lưu do hiện tượng dây rốn quấn cổ.
Ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi
Đối với một vài trường hợp hiếm gặp, hiện tượng dây rốn quấn cổ quá chặt xuất hiện sớm trong thời gian mang thai có thể làm cho lưu lượng máu từ mẹ bầu qua thai nhi bị giảm, từ đó giảm lượng kali máu và thiếu máu,… Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển của thai nhi, giảm chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ.
Nguy cơ phải mổ lấy thai
Hiện tượng dây rốn quấn cổ nhiều vòng sẽ khiến đầu thai bị ngửa ra sau, làm cản trở tới quá trình sinh qua đường âm đạo. Khi gặp trường hợp này, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ lấy thai.
Dấu hiệu nhận biết dây rốn quấn cổ 1 hay nhiều vòng
Tình trạng dây rốn quấn cổ sẽ không có triệu chứng rõ ràng nào. Hầu hết các trường hợp được phát hiện bằng cách siêu âm. Siêu âm sẽ giúp bác sĩ nhìn thấy được dây rốn quấn bao nhiêu vòng, tình hình có nguy hiểm hay không và mức độ nguy hiểm ra sao.
Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng không được vì thế mà chủ quan. Hãy theo dõi thường xuyên những cú đạp của con mỗi ngày. Nếu thấy bé đạp ít hoặc nhiều hơn so với bình thường, mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.
Cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng theo dân gian
Nhiều mẹ bầu lo lắng và không biết làm sao để gỡ dây rốn quấn cổ thai nhi. Trong số các mẹo dân gian, cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng là mẹ bầu nên bò quanh giường theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ. Số vòng mà mẹ bầu cần bò tương đương với số vòng dây rốn quấn cổ của thai nhi. Trên thực tế, dù không biết mẹo gỡ dây rốn quấn cổ cho thai nhi này có hiệu quả hay không nhưng rất nhiều mẹ bầu đã áp dụng.
Khi áp dụng phương pháp này, các mẹ hãy lưu ý những điều này:
- Không bò ngay sau khi vừa ăn xong hoặc lúc đang mệt.
- Không nên bò quá nhanh bởi mẹ có thể bị chóng mặt, từ đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ lẫn em bé trong bụng.
- Nếu sau khi bò xong mà nhận thấy thai nhi có những cử động bất thường, mẹ bầu cần tới bệnh viện ngay. Nguyên nhân là bởi việc thai nhi giảm cử động có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Trên đây là cách chữa dây rốn quấn cổ 1 vòng cho thai nhi theo phương pháp dân gian vô cùng đơn giản. Tuy không đảm bảo hiệu quả chắc chắn 100% nhưng dù sao thì khoa học hiện đại vẫn chưa có phương pháp hữu dụng nào hơn, nên các mẹ đừng ngần ngại thử, biết đâu lại có tác dụng bất ngờ.