Bé đi ngoài có mùi tanh là biểu hiện của tình trạng nhiễm khuẩn hoặc rối loạn hấp thu đường tiêu hóa. Cũng có thể là dấu hiệu nhận biết bị ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan, hãy đưa bé đi khám để được điều trị sớm.
- Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng bất thường có sao không?
- Tìm hiểu nguyên nhân trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày?
Đi ngoài là phản ứng thông thường của cơ thể để tống vi khuẩn, phân ra khỏi đường ruột. Do đó, khi bị ngộ độc hay đường tiêu hóa có vấn đề, cơ thể sẽ phản ứng để tống các chất độc ra ngoài như đi ngoài nhiều lần, buồn nôn, nôn… Chính vì vậy, thông qua hiện tượng này, mẹ dễ dàng biết được tình trạng sức khỏe của con. Nếu bé đi ngoài có mùi tanh, hôi nhiều lần trong ngày, kèm theo các biểu hiện tượng như đi ngoài ra nước, có màu đen... thì hãy nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, để có phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân bé đi ngoài có mùi tanh
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bình thường trong đường tiêu hóa của trẻ luôn tồn tại nhiều lợi khuẩn và vi khuẩn có hại. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì hai hệ khuẩn này cân bằng. Tuy nhiên, khi ăn phải đồ ăn ôi thiu, nhiễm hóa chất, không hợp vệ sinh… thì vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ, phá vỡ cân bằng nội môi. Từ đây xâm nhập làm hệ tiêu hóa bị tổn thương. Cơ thể sẽ bị rối loạn hấp thu và dẫn tới tiêu chảy hoặc đi ngoài có mùi tanh, lẫn máu. Nếu chỉ nhiễm khuẩn nhẹ, sau khi đi ngoài 1-2 lần cơ thể có thể cầm cự và tự khỏi.
Tuy nhiên, nếu bị nhiễm khuẩn nặng, bị ngộ độc thực phẩm thì đường ruột sẽ bị vi khuẩn có hại gây tổn thương niêm mạc ruột. Khi đi đại tiện sẽ có mùi tanh, phân nát không thành khuôn, ngoài ra còn sót một số loại thức ăn chưa được tiêu hóa hết.
Bên cạnh đó, bé đi ngoài có mùi tanh cũng có thể là do mẹ sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ định. Điều này làm mất cân bằng hệ vi sinh vật ở đường ruột. Do đó, bé đi đại tiện phân lúc lỏng, lúc rắn, có mùi tanh hôi, kèm theo đó là sự thay đổi về số lượng lẫn mùi, màu sắc và tính chất.
Hiện tượng này kéo dài trong nhiều ngày có thể gây ra mất nước, thể lực của bé suy kiệt, da xanh xao. Như vậy, bé sẽ không muốn ăn, ngủ kém và sụt cân, chậm phát triển.
Ngoài ra, đi ngoài có mùi tanh còn xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Đây là biểu hiện cơ bản của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, nhiễm trùng đường ruột. Khi ăn thức ăn có chứa vi khuẩn (E.coli, Salmonella), virus, ký sinh trùng, trẻ sẽ đau quặn bụng, đi phân lỏng và rất hôi.
Cách điều trị đi ngoài có mùi tanh cho bé
Khi thấy bé đi ngoài có mùi tanh, điều đầu tiên mẹ cần làm chính là xác định con đang ở mức độ nào. Nếu chỉ do nhiễm khuẩn nhẹ thì cần bổ sung nước và cho con uống Oresol để đỡ mệt mỏi hơn.
Oresol (ORS) là loại dịch tốt nhất để bù nước và điện giải. Chúng có nhiều dạng khác nhau: dạng gói, dạng viên sủi. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để pha liều lượng phù hợp, không quá loãng, đảm bảo hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, dụng cụ pha chế cần vệ phải vệ sinh sạch sẽ. Dung dịch ORS sau khi pha chỉ được sử dụng trong 24 giờ.
Nhưng nếu bị nhiễm khuẩn nặng, đi ngoài nhiều lần, có mùi tanh do viêm đại tràng thì mẹ nên cho bé sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ điều trị. Đó là những loại thuốc nào, liều lượng và số lần uống ra sao cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Song song với đó, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé để tránh bệnh tình trở nên nghiêm trọng. Luôn luôn ăn chín, uống sôi, các bữa ăn hàng ngày cần chia nhỏ ra, để hệ tiêu hóa hoạt động tốt, nhanh chóng cải thiện tình trạng đi ngoài ra phân sống hay có mùi tanh.
Ngoài ra, mẹ cũng hãy tập cho bé thói quen đi đại tiện mỗi ngày vào buổi sáng. Đồng thời, chủ động theo dõi những thay đổi về hình thái phân, để có phương pháp can thiệp thời.
Với những bé đang bú mẹ, khi thấy phân có mùi tanh thì mẹ nên cho con ăn nhiều rau, củ, quả và sữa chua để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Còn những trẻ đang uống sữa công thức thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc thay đổi sữa cho con. Bởi rất nhiều trường hợp sữa không phù hợp với trẻ cũng khiến phân bé có mùi tanh.
Đặc biệt, với những bé đã có thể ăn dặm thì mẹ cần quan tâm và để ý hơn đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Một ngày cho bé ăn một bữa lỏng, để tinh bột có thể phân hủy hoàn toàn, không gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, mẹ cần hạn chế dầu mỡ, chất béo trong các bữa ăn hàng ngày của bé. Luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ nên mua thực phẩm tươi ở những địa chỉ uy tín và trước khi chế biến cần vệ sinh nhà bếp, dụng cụ nấu ăn sạch sẽ.
Sau khi hiện tượng đi ngoài có mùi tanh được kiểm soát, mẹ tiếp tục chế độ ăn giàu năng lượng, cung cấp thêm mỗi ngày ít nhất một bữa phụ cho bé. Những bé bị suy dinh dưỡng thì bữa phụ cần tăng cường thêm năng lượng, bổ sung đầy đủ các vitamin như: A, C, D, B12… và các khoáng chất như Canxi, sắt, photpho… để trẻ đạt được chiều cao và cân nặng bình thường.
Mẹ cũng cần lưu ý, không nên cho trẻ ăn rau sợi thô, thịt nhiều gân xơ và hạt ngũ cốc nguyên hạt khó tiêu như ngô, đậu… Những thực phẩm này khiến cho hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều, mệt, làm cho tình trạng đi ngoài có mùi tanh trở nên nặng hơn.
Tính chất của phân là thông điệp cảnh báo sức khỏe của bé
Phân của trẻ sẽ thay đổi tính chất theo thời gian phát triển. Trong những ngày đầu sau khi sinh, phân của trẻ là phân su, có màu xanh đen, dính và sệt. Loại phân này được tạo thành từ chất nhầy, nước ối và tất cả những gì bé đã tiêu hóa khi đang nằm trong bụng mẹ. Sau 3 ngày sinh, khi đã được bú sữa non từ mẹ, phân của bé bắt đầu có sự thay đổi, màu sáng hơn, chuyển từ màu xanh nâu sang màu vàng, hơi lỏng, thỉnh thoảng phân có thể lợn cợn hoặc vón cục.
Khi mẹ không có sữa, bé phải bú sữa ngoài hoàn toàn, phân của bé sẽ có màu vàng nhạt hoặc nâu vàng, nặng mùi, giống phân của người lớn hơn. Còn khi trẻ đang bú sữa mẹ chuyển sang sữa công thức, phân bé sẫm màu và giống bột hồ hơn. Phân cũng nặng mùi hơn.
Đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm, được ăn nhiều loại thức ăn thì phân cũng sẽ đặc hơn, màu phân sẫm hơn và bốc mùi hơn. Bởi hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện và có thể tạo cục phân để tống ra ngoài.
Vì vậy, nhìn qua màu sắc, mùi và độ lỏng, đặc của phân, mẹ sẽ biết được tình trạng của trẻ. Nếu bé đi ngoài có mùi chua thì có thể là lượng đường có trong sữa hoặc lượng tinh bột có trong thức ăn dặm của trẻ không được tiêu hóa hết. Điều này làm kích ứng dạ dày. Đồng thời, khẩu phần ăn chứa tinh bột quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến dạ dày khiến phân nhiều bọt, có mùi chua. Còn phân có màu nhạt có thể là biểu hiện của bệnh vàng da, phân có màu đen có nghĩa là trẻ đang thiếu sắt…
Phân trẻ sơ sinh là một trong những yếu tố quan trọng để mẹ biết được tình hình sức khỏe của bé như thế nào. Do đó, khi bé đi ngoài có mùi tanh hay mùi chua, mẹ cũng cần quan sát và theo dõi cẩn thận, để sớm có biện pháp can thiệp kịp thời và đưa con đến viện đúng lúc.