Khi mang thai, người mẹ sẽ cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể, gây ra nhiều triệu chứng mệt mỏi, khó chịu… Mẹ bầu cần làm gì để khắc phục tình trạng này?
- Uống nước tía tô dễ đẻ: Thực hư thế nào?
- Cậu bé ''tiểu G-Dragon'' người Việt ở Mỹ làm chao đảo dân mạng nhiều năm trước giờ đã lớn thế này, thông minh lém lỉnh nhờ vào cách giáo dục của mẹ
1. Ốm nghén
Các dấu hiệu về nghén rất khác nhau giữa các bà bầu, với những biểu hiện như buồn nôn, nôn, buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, táo bón, dị ứng với mùi, thay đổi khẩu vị,... Nếu ốm nghén ở mức độ vừa phải, chịu đựng được thì các mẹ bầu không cần quá lo lắng, nhưng nếu ốm nghén nặng khiến mẹ bầu nôn nhiều, mất nước, sụt cân, suy nhược cơ thể thì cần phải đi khám ngay.
2. Táo bón
Táo bón là một vấn đề phổ biến trong quá trình mang thai và có tới một nửa số phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng táo bón. Càng về cuối thai kỳ thì hiện tượng này càng nghiêm trọng hơn khi thai nhi phát triển dần lên khiến tử cung phình to chèn ép lên trực tràng của người mẹ.
Để khắc phục tình trạng này, trong thời kỳ mang thai chị em nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây còn nguyên vỏ, rau, các loại chất xơ càng nhiều càng tốt và cần hình thành thói quen hàng ngày đi đại tiện đúng giờ.
Buồn nôn, phù chân, chuột rút... là những triệu chứng mẹ bầu thường gặp trong thai kỳ. Ảnh minh họa
3. Phù chân
Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở thai phụ (hay còn gọi là xuống máu chân), phù chân có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ, nhưng phù chân tay khi mang thai tháng cuối sẽ phổ biến hơn.
Để giảm hiện tượng phù chân, mẹ bầu nên tập thể dục và thực hiện các động tác kéo giãn rất có hiệu quả trong việc thúc đẩy lưu thông máu. Buổi tối khi ngủ thai phụ nên gác chân lên cao để giảm sự phù nề và chèn ép.
Lưu ý: Nếu mẹ bầu thấy chân, tay, mặt sưng lên một cách bất ngờ, phù kèm theo đau đầu nhiều, nhìn mờ, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, cần đến khám ngay tại cơ sở y tế.
Nếu bác sĩ phát hiện phù có kèm theo tăng huyết áp và/hoặc có protein trong nước tiểu, thai phụ có thể đã bị tăng huyết áp thai kỳ và có nguy cơ tền sản giật, sản giật, đây là một biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Thường xuyên xoa bóp sẽ giúp cải thiện tình trạng chuột rút, phù chân ở thai phụ. Ảnh minh họa
4. Chuột rút ở chân
Sự phát triển của thai nhi làm cho tử cung to dần, tạo ra áp lực lên nửa thân dưới của thai phụ làm cho máu kém lưu thông.
Do đó, khi mang thai chị em dễ bị chuột rút ở chân khi xoay người lúc ngủ hoặc khi duỗi nhanh cẳng chân.
Khi chân bị chuột rút, mẹ bầu hãy duỗi thẳng cẳng chân, hướng các ngón chân về phía trước bàn chân hoặc nhẹ nhàng xoa bóp toàn bộ bàn chân.
Đồng thời hãy chú ý ăn thực phẩm giàu canxi, tắm nắng và thường xuyên tập các bài tập thể dục dành cho thai phụ.
5. Thiếu máu khi mang thai
Thiếu máu là hiện tượng giảm số lượng hồng cầu có vai trò cung cấp oxy cho cơ thể. Hiện tượng này thường gặp ở chị em trong thời gian thai kỳ khi thể tích máu trong cơ thể tăng cao phục vụ cho sự phát triển của thai nhi, trong khi bà mẹ mang thai không thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho việc tạo máu, đặc biệt là sắt.
Vì vậy để giảm tình trạng này, mẹ bầu cần tích cực ăn thức ăn giàu sắt, uống bổ sung viên sắt - axit folic theo chỉ định của y, bác sĩ, đây là giải pháp tốt nhất để phòng chống thiếu máu. Ngoài ra, ăn nhiều rau quả có vitamin C sẽ giúp cho quá trình hấp thụ sắt và tạo máu tốt hơn.
Rạn da là hiện tượng hay gặp ở phụ nữ mang thai. Ảnh minh họa
6. Vết rạn da
Hiện tượng rạn da xuất hiện khi các lớp đàn hồi và collagen của da vị phá vỡ. Vết rạn da là những đường nhỏ kéo dài có màu hồng, đỏ xuất hiện trên da sau dần chuyển sang màu đậm hoặc trắng.
Chị em bị tăng cân nhanh chóng, mang đa thai hoăc dư nước ối thì khả năng mẹ bị rạn da cao hơn các mẹ bình thường khác.
Để tránh bị rạn da, chị em có thể dùng kem hoặc dầu dành cho trẻ em xoa vào bụng ngay từ những giai đoạn đầu mang thai, khi bụng vẫn còn nhỏ.
7. Đau vùng xương chậu khi mang thai
Hiện tượng này xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ và có thể kéo dài đến hết thai kỳ và một vài tháng sau sinh. Đau xương chậu khi mang thai vào thời kỳ 3 tháng cuối nghiêm trọng hơn do bụng bầu ngày càng lớn, vùng xương chậu lại là vùng chịu nhiều áp lực nâng đỡ cơ thể khi mang thai.
Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu cần có một chế độ nghỉ ngơi hợp lí, di chuyển, đi lại nhẹ nhàng, không làm việc nặng nhọc.
Thai nhi chèn ép khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều lần. Ảnh minh họa
8. Đi tiểu nhiều lần
Hiện tượng này làm cho thai phụ khó chịu, mất ngủ, mệt mỏi. Nguyên nhân là do thai to chèn ép vào bàng quang, do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ, do khối lượng máu cũng tăng lên trong suốt thai kỳ, tuy nhiên cũng có thể do viêm nhiễm đường tết niệu. Do vậy, nếu thấy đái rắt kèm đau bụng dưới, cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu hoặc có sốt, mẹ bầu cần đi khám ngay.
9. Tăng tết dịch âm đạo, ra khí hư
Nguyên nhân là sau khi thụ thai, dưới sự hoạt động của hormone sinh dục nữ progesteron, lượng dịch tết ra từ âm đạo nhiều hơn, đồng thời môi trường pH âm đạo thay đổi khiến chị em dễ bị viêm âm đạo do nấm, Chlamydia… Nếu đang trong thai kỳ, chị em thấy có ra khí hư âm đạo thì cần đi khám phụ khoa để được tư vấn và điều trị sớm.