Cá chép chưa kịp đưa ông Công, ông Táo lên trời đã bị các “thợ săn” vợt mất, nhiều người bất lực nhìn cá chép bị bắt đi

Nhịp sống trẻ 14/01/2023 19:27

Cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân cả nước lại nô nức tìm đến các kênh rạch, sông hồ để thả cá tiễn ông Táo chầu trời. Tuy nhiên, nạn "vớt" bắt lại cá sau khi phóng sinh khiến CĐM phẫn nộ.

Truyền thống tiễn Táo quân về trời là nét văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam trong ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Đến hẹn lại lên, trong ngày 23 tháng Chạp âm lịch, người Việt lại nô nức đi chợ mua cá chép và làm mâm cơm tiễn ông Táo về trời. Đây là một nét đẹp văn hóa lâu đời mà bất kỳ gia đình nào cũng thường làm khi đến ngày này. 

Cá chép chưa kịp đưa ông Công, ông Táo lên trời đã bị các “thợ săn” vợt mất, nhiều người bất lực nhìn cá chép bị bắt đi - Ảnh 1
Truyền thống thả cá chép tiễn Táo quân về trời là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. (Ảnh: Soha)
Cá chép chưa kịp đưa ông Công, ông Táo lên trời đã bị các “thợ săn” vợt mất, nhiều người bất lực nhìn cá chép bị bắt đi - Ảnh 2
Tại nhiều khu vực sông, hồ, người dân đã đổ về để thả cá.(Ảnh: Zing)

Tuy nhiên, năm nào cũng vậy, một đội “thợ săn” đi thuyền luôn trực chờ ở dưới sông để bắt những chú cá chép vàng được người dân thả xuống. Theo quan niệm dân gian, muốn tiễn ông Công, ông Táo về trời thì nên thả cá vào giờ Ngọ, tức 12 giờ trưa. Thông tin từ Zing News cho hay, dọc hai bên bờ sông Sài Gòn vào buổi trưa có rất đông bà con đã có mặt tại đây để làm lễ thả cá chép.

Cá chép chưa kịp đưa ông Công, ông Táo lên trời đã bị các “thợ săn” vợt mất, nhiều người bất lực nhìn cá chép bị bắt đi - Ảnh 3

Cá chép chưa kịp đưa ông Công, ông Táo lên trời đã bị các “thợ săn” vợt mất, nhiều người bất lực nhìn cá chép bị bắt đi - Ảnh 4
Ngày tiễn ông Công ông Táo về trời nên mỗi dịp 23 tháng Chạp hằng năm, người dân sẽ đổ về các khu vực sông, hồ để thả cá. (Ảnh: Zing)

Không có gì đáng nói, tuy nhiên khi cá chỉ vừa mới bơi đi chưa được vài phút, người dân đã ngán ngẩm nhìn chúng “rơi” vào tay của những người đang đi thuyền dưới sông. Chia sẻ với Người Đưa Tin, anh Nguyễn Văn Công nói: "Chúng tôi vừa thả cá xuống thì có hai người đã dùng vợt, kích điện để bắt cá. Việc làm này là không thể chấp nhận được". 

Cá chép chưa kịp đưa ông Công, ông Táo lên trời đã bị các “thợ săn” vợt mất, nhiều người bất lực nhìn cá chép bị bắt đi - Ảnh 5
Người dân vừa thả cá xuống thì có người đã dùng vợt, kích điện để bắt cá. (Ảnh: Zing)

Được biết, những người này sẽ dùng vợt lưới hoặc chích điện để vợt bắt cá. Tiếp sau đó, những chú cá còn sống sẽ tiếp được đem ra chợ bán, thu lợi mà không cần phải bỏ ra đồng nào. Song, dù biết rõ và cảm thấy rất bức xúc nhưng hầu hết người dân đều lắc đầu bỏ qua. Bởi với họ, đây đã là cảnh tượng quá quen thuộc, thường xuyên thấy mỗi dịp 23 Âm lịch.

Cá chép chưa kịp đưa ông Công, ông Táo lên trời đã bị các “thợ săn” vợt mất, nhiều người bất lực nhìn cá chép bị bắt đi - Ảnh 6
Nhiều người bất lực đứng nhìn cá chép bị bắt đi. (Ảnh: Zing)

Thả cá dịp ông Công ông Táo, người dân mang nhiều ước mong cho gia đình được mạnh khỏe, may mắn trong năm mới. Tuy nhiên, việc cá chép thường xuyên bị đánh bắt đã dần làm xấu đi hình ảnh cũng như nét văn hóa tốt đẹp bao lâu nay của Việt Nam. Nhưng đến nay, vẫn chưa có biện pháp cụ thể cho hành động này. Vì vậy, để đảm bảo cho cá chép được an toàn, bà con có thể tìm một nơi với nguồn nước sạch và ít người biết tới để tiễn ông Công, ông Táo về trời nhé.

Người dân làng cá chép đỏ mỏi tay thu hoạch vì "được mùa, trúng giá" phục vụ Tết ông Công ông Táo

Những ngày này, người dân làng nghề nuôi cá chép đỏ Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) đang hối hả cung cấp cá ra thị trường phục vụ dịp Tết ông Công ông Táo.

TIN MỚI NHẤT