Nhóm cây này có nhiều trái chín, nặng trĩu tượng trưng cho sự thịnh vượng và tài lộc, mang ý nghĩa mang may mắn và sức khoẻ dồi dào.
- TOP 5 loài cây được tôn là ‘thần vượng phú quý’: Hút tài lộc cho gia chủ, trong nhà càng trưng nhiều thì càng giàu to!
- Gia đạo Vượng Tài Vượng Lộc, êm đềm ấm no chỉ nhờ những mẹo phong thủy nhà bếp cực đơn giản
Cây lựu
"Phía Đông trồng lựu là vàng, phía Tây trồng hồng là bạc" từ rất lâu đã trở thành câu nói nổi tiếng được truyền tụng từ đời này qua đời khác. Ngụ ý của câu này là nếu trồng cây lựu ở phía Đông và trồng cây hồng ở phía Tây thì gia đình sẽ có nhiều vàng bạc, giàu có. Chính vì vậy mà cây lựu được rất nhiều người ưa chuộng.
Trên thực tế, cây lựu không kén môi trường sinh trưởng, rất dễ sống nên được mọi người thích trồng. Ngoài ra, loại cây không chỉ có sức sống mãnh liệt mà về hình thức trông cũng rất tao nhã. Hoa lựu có màu đỏ rực rõ, khi nở thành quả, chúng lủng lẳng trên cành tạo cho người ta cảm giác phấn chấn, sung túc và hạnh phúc.
Đối với mỗi người, cây lựu có nhiều giá trị. Chúng vừa có thể làm cảnh mà quả lựu có thể ăn. Khi chín quả lựu không chỉ to mà còn có màu đỏ tươi, hương vị thanh mát. Nên đây là loại quả mà nhiều người muốn thưởng thức.
Cây hoa hòe
Các cụ xưa có câu "Một cây hoa hòe trước nhà không chiêu của báu cũng chiêu tiền bạc". Từ xa xưa, người ta đã tin rằng loại cây này mang lại nhiều may mắn, sự giàu sang phú quý cho con người.
Không những thế, hoa hòe còn có nhiều công dụng trong y học: lá và hạt dùng để làm thuốc, làm trà uống; hạt hoa hòe giúp sáng mắt, bổ não, kích thích mọc tóc, ích khí...
Cây cam, chanh, quất
Thông thường, cây quất thường được chưng trước nhà vào những ngày Tết truyền thống không chỉ vì làm đẹp không gian Tết mà còn được tin là sẽ mang may mắn và sức khoẻ dồi dào cho chủ nhà. Ngoài ra, chúng còn biểu tượng cho một năm mới “bội thu” dành cho gia chủ.
Những cây khác chung họ hàng với cây quất như chanh và cam cũng mang một biểu tượng chung là mang đến sự thịnh vượng, may mắn, niềm vui cho các thành viên của gia đình.
Cây vạn tuế
Từ xa xưa cây Vạn Tuế đã đứng trong bộ tam đa, là biểu tượng của Phúc (sung) cùng với Lộc (lộc vừng) và Thọ (vạn tuế).
Cây vạn tuế với tên đầy ý nghĩa, dáng cây sang trọng, uy nghi, đầy sức sống có tác dụng cải thiện và làm đẹp môi trường. Cây vạn tuế mang vóc dáng uy nghi, đẹp cổ kính với ý nghĩa mang lại sự bền vững trong sự nghiệp.
Theo phong thủy: cây vạn tuế có tác dụng cân bằng khí âm dương, cây được ví như các tráng sĩ đứng canh có nhiều công trình cổ kính hay công trình tâm linh thường dùng cây vạn tuế để làm đẹp và mang tính phong thủy cao. Cây vạn tuế đẹp, lá xanh tươi chứa đầy sức sống có tính kiên nhẫn và giàu tình cảm.
Lá cây vạn tuế thường được sử dụng để cắm hoa để tạo sự khỏe khoắn đối lập. Cây vạn tuế có ý nghĩa mang lại sự bền vững trong sự nghiệp, cây thiên tuế được cho là 10 năm mới nở hoa và hoa này mang rất nhiều tài lộc cho gia chủ.
Cây sung
Cây sung là loài cây có sức sinh trưởng tốt, dễ chăm sóc. Theo dân gian, tên “sung” mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, viên mãn, tròn đầy, do đó người Việt không chỉ thích trồng sung trang trí vườn nhà mà còn bày quả sung trên bàn thờ ngày Tết.
Theo phong thủy, cây sung có dáng đẹp, sức sống tốt, quả sung mọc ra từ thân, tròn, căng, đẹp mắt có ý nghĩa thu hút tiền tài, mang lại điều may mắn, sung túc. Cây sung nên trồng chính giữa mặt tiền khi cửa và cổng nhà lệch hoặc bên tay trái cửa chính, cổng chính. Dân gian xưa hay bài trí Sung - Lộc một đôi 2 bên cổng, cửa với hàm ý Sung Lộc đáo môn.
Từ xa xưa cây Sung đã đứng đầu trong bộ tam đa, là biểu tượng của Phúc (sung) cùng với Lộc (lộc vừng) và Thọ (vạn tuế).
Tùng La Hán
Tùng La Hán được trồng phổ khá nhiều ở sân nhà. Dân gian có câu: "Có các vị La Hán trong nhà, gia đình giàu có từ thế hệ này sang thế hệ khác".
Cây phong thủy này cũng có nghĩa là trường thọ, giàu có và may mắn. Tuy nhiên, giá của cây tùng La Hán cũng khá đắt đỏ. Nó thường được trồng làm cây cảnh, dáng cây thanh thoát, được tạo hình bon sai với nhiều hình dáng đẹp, bắt mắt.
Lá cây tùng La Hán cũng xanh quanh năm, nhìn rất tao nhã, có khí chất, đồng thời cũng có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt.
Khi thiết kế nhà, nếu bạn muốn thể hiện sự tao nhã, muốn cầu giàu có và bình an, bạn có thể trồng một cây tùng La Hán ở sân. Cây cảnh này có thể mang lợi ích cho cả gia đình. Nhiều vị chức sắc thích trồng tùng La Hán ở nhà riêng và coi đây là "thần hộ mệnh" cho vị trí công danh của mình.